HAPPY INDEPENCE DAY



Happy INDEPENDENCE DAY - JULY 4TH *** HAPPY BIRTHDAY

Le thi Khanh July 01 Huynh t Bich Lien july 23 ******* Mến chúc Các Bạn vui ngày sinh nhật cùng gia đình ,nhiều sức khoẻ và luôn may mắn NgocDung và nhom peda 67

Tuesday, December 8, 2009

Internet, E-Mail, những gì nên mở, những gì không


Consumer Reports

--------------------------------------------------------------------------------
Cali Today News - Cơ quan bất vụ lợi Consumer Reports cũng như nhiều cơ quan bất vụ lợi khác đã nhắc nhở người tiêu dùng phải cẩn thận khi mua sắm trên mạng. Nhất là trong mùa lễ. Sau đây là danh sách 12 điều cần được chú ý nhiều nhất, và cách phong chữa bệnh đơn giãn và hữu hiệu nhất.
ĐỀ PHÒNG
1- Ủng hộ việc làm nhân đạo giả mạo (Charity Phishing): Đừng mở điện thư yêu cầu ủng hộ tài chánh từ mọi công ty (kể cả công ty có tên tuổi quen thuộc) vì đa số điện thư đó là "hàng giả cao cấp"
2- Hóa đơn giả từ những công ty vô danh/có tên tuổi: Đừng mở điện thứ yêu cầu "bổ sung chi tiết trước khi gởi hàng" từ các địa chỉ "hàng giả cao cấp" từ Federal Express, UPS, U.S. Customs... Mở điện thư loại này ra là bị bọ chui vào máy ngay.
3- Yêu cầu kết bạn từ các trang nhà "Social Networking": Điện thư nhìn giống như thật yêu cầu được kết bạn từ bè bạn.
4- Thiệp điện tử: Từ thiệp điện tử thông thường đến thiêp điện tử PowerPoint (người Việt bị "dính chấu" phần này nhiều nhất), Flash... đều có thể là "hàng giả cao cấp". Chúng có vẽ như được gởi đi từ các công ty như Coca Cola, Hallmark, McDonnald... "tặng hàng miễn phí". Chớ dại mà mở điện thư ra!
5- Đồ trang sức: Điện thư của các trang nhà không tên tuổi quảng cáo giãm 90 phần trăm hàng Cartier, Gucci, Tag Heuer.... Các trang nhà "dỏm" này còn dùng phù hiệu giả Better Business Bureau, khiến "nai tơ" tưởng lầm, tăng lòng tin tưởng đặt mua hàng không bao giờ nhận được.
6- Ăn cắp danh tính trên mạng (Online Identity Theft): Cố gắng tránh dạo chơi trên internet qua ngã nối mạng không giây miễn phí (free wireless networks) tại các quán cà phê Starbukcs, Barnes & Nobbles, McDonald... Đạo chích điện toán sẽ dễ dàng đánh cắp mật mã và các tin tức các nhân khác.
7- Trang nhà giả: Đừng tham lam chuyển nhạc, phim, screensavers, trò chơi miễn phí ... từ các trang nhà không quen thuộc (và cả các trang nhà quen thuộc nhưng không được bảo vệ an ninh kỹ càng, bị đạo chích điện toán dễ dàng xâm nhập và gài bọ).
8- Giới thiệu việc làm (giả): Các quảng cáo hứa hẹn "trả lương hậu", "không cần kinh nghiệm", "làm việc tại nhà", "Google trả lương cao", "chỉ việc làm một điều đơn giản theo bí quyết này sẽ có hàng trăm đô la mỗi ngày"... Tin theo bọn họ là tiền mất tật mang.
9- Trang nhà bán đấu giá: Nếu giá rẻ quá sức tưởng tượng và trang nhà không tên tuổi, đừng mua! Chúng chỉ "dụ khị" người nhẹ dạ đến để chúng có cơ hội thả bọ vào máy trong chớp mắt.
10- Ăn cắp mật mã bằng các thảo trình ghi chép lén keylogger: Đi thăm các trang nhà dành cho người lớn sẽ bị bọ điện toán dễ dàng xâm nhập. Thảo trình ghi chép lén sẽ chuyển mật mã của nạn nhân về cho chủ và chỉ vài phút đồng hồ, tiền trong chuơng mục sẽ bị mất hết.. Đạo chích điện toán còn dùng danh sách bè bạn của nạn nhân để gởi thư giả (như thiệp điện tử có gắn bọ điện toán, thư yêu cầu gởi cho mượn tiền gấp vì đang kẹt ...)
11- Điện thư từ nhà băng: Điện thư yêu cầu nạn nhân xác định số trương mục ngân hàng, thông báo trương mục đã bị xâm nhập và yêu cầu cần thay đổi mật mã ngay lập tức.... nếu không trương mục sẽ bị đóng lại.
12- Thảo trình đòi tiền chuộc (Ransomware): Từ các phần 1 đến 6 trên, máy sẽ bị đạo chích điện toán lọt vào và khóa hết mọi cửa ngõ, chúng cài thảo trình đòi tiền chuộc nếu không chúng sẽ xóa mất hết tài liệu. Điều đau đớn là có xì tiền ra trả vẫn chưa chắc lấy lại được tài liệu, mà trương mục ngân hàng còn có thể bị lấy sạch trơn.

NVThuong
Canada

No comments: