DÌ GHẺ
NGUYỄN
THỊ KIM ANH
Chị
lấy chồng.
Chưa kịp có
con thì chồng
mất. Ba năm
sau chị đi
bước nữa.
Người chồng
mới góa vợ, có
hai con nhỏ.
Yêu chồng, yêu
luôn cả con
chồng. Chị
quyết định
không sinh con
để lo cho gia
đình. Lớn lên,
người con trai
có vợ. Sau
tuần trăng mật
anh ta về nhà.
Chị vui mừng
ra đón. Chưa
đến phòng
khách, chị
nghe tiếng cô
con gái:
- Còn xấp vải hoa?
- Cho mẹ.
- Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai yên lặng.
- Còn xấp vải hoa?
- Cho mẹ.
- Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai yên lặng.
QUÀ
CHO MẸ
PHẠM
THỊ KIM ANH
Lúc
còn nhỏ mỗi
lần thấy mẹ đi
chợ về là cô
lại lao ra lục
giỏ để tìm cái
bánh hay gói
bỏng ngô. Và
mẹ chẳng bao
giờ làm cho cô
thất vọng cả.
Lớn lên, cô lập gia đình và có hai đưa con. Mẹ cô bây giờ đã già đi, suốt ngày bà quanh quẩn bên lũ trẻ. Mỗi lúc đi chợ về cô cũng hay mua quà cho con, nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến mẹ. Cô không hiểu rằng những lúc ấy mẹ cô cũng thấy buồn và tủi thân.
Ngày mẹ ốm nặng phải đưa vào bệnh viện, cô mua nào là cam, nào là bánh nhưng mẹ chẳng thể nào ăn được nữa cho đến ngày mẹ ra đi mãi mãi
Lớn lên, cô lập gia đình và có hai đưa con. Mẹ cô bây giờ đã già đi, suốt ngày bà quanh quẩn bên lũ trẻ. Mỗi lúc đi chợ về cô cũng hay mua quà cho con, nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến mẹ. Cô không hiểu rằng những lúc ấy mẹ cô cũng thấy buồn và tủi thân.
Ngày mẹ ốm nặng phải đưa vào bệnh viện, cô mua nào là cam, nào là bánh nhưng mẹ chẳng thể nào ăn được nữa cho đến ngày mẹ ra đi mãi mãi
ƯỚC
MƠ
PHƯƠNG ANH
Chị
mua dùm thằng
bé mấy tờ vé
số. Sau một
hồi chọn lựa,
chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số, con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...
- Nếu cô trúng số, con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...
NGÀY
SINH NHẬT ĐẦU
TIÊN VÀ CUỐI
CÙNG
DIỆU
AN
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?
Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.
Chưa
đến ngày sinh
nhật, còn đến
khoảng hai, ba
tháng, vợ đã
lo nghĩ đến
sinh nhật của
chồng, con.
Rồi chồng lo
sinh nhật của
vợ con, và con
lo ngày mừng
tuổi cho ba
mẹ.
Duy
chỉ một người,
không ai lo
đến - ông nội
già yếu. Và
cho đến một
ngày - ngày
ông nội mất. Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?
Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.
ĐỨA CON
HẢI
ÂU
Vợ
chồng gây
nhau. Giận
dỗi, vợ bế con
về ngoại. Nhà
vắng tiếng
trẻ, anh thấy
trống trải
trong lòng.
Giá như không
gây nhau, giờ
này anh đã
được nựng vào
đôi má bầu
bĩnh của thằng
bé.
Ở nhà ngoại, con nhớ hơi cha khóc ngằn ngặt.
Chị nhìn con khóc mà nẫu cả ruột gan.
Hôm sau, anh chuẩn bị đi đón con đã thấy chị ở trước cửa nhà. Thằng bé gặp cha cười nói tíu tít. Anh mừng rỡ ôm chầm lấy con nựng nịu.
Nhìn cha con vui vẻ, cơn hờn giận trong lòng chị tan như bong bóng xà phòng.
Ở nhà ngoại, con nhớ hơi cha khóc ngằn ngặt.
Chị nhìn con khóc mà nẫu cả ruột gan.
Hôm sau, anh chuẩn bị đi đón con đã thấy chị ở trước cửa nhà. Thằng bé gặp cha cười nói tíu tít. Anh mừng rỡ ôm chầm lấy con nựng nịu.
Nhìn cha con vui vẻ, cơn hờn giận trong lòng chị tan như bong bóng xà phòng.
LỜI HỨA
HẢI
ÂU
Tết,
anh chở con đi
chơi. Về nhà,
thằng bé khoe
ầm với lũ bạn
cùng xóm.
Trong đám trẻ
có thằng Linh,
nhà nghèo,
lặng lẽ nghe
với ánh mắt
thèm thuồng.
Thấy tội, anh
nói với nó:
“Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.
Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.
Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng ly với đám bạn thì thằng Linh cứ đang thập thò.
Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh òa khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi... cả năm qua con ngoan... không hư một lần nào...”.
“Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.
Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.
Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng ly với đám bạn thì thằng Linh cứ đang thập thò.
Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh òa khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi... cả năm qua con ngoan... không hư một lần nào...”.
CẢNH NGỘ
PHẠM
THỊ KIM ANH
-
Chú ơi! Mua vé
số cho con đi
chú. Làm ơn
mua cho con
một vé đi
chú.
- Đưa coi! - Tiếng người đàn ông.
- Anh ơi! Mua tặng chị một hoa hồng đi anh.
Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của mình.
Người đàn ông chọn hoa hồng.
Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ. Thằng bé bán vé số lủi thủi bước đi, vai nó run lên, không biết vì nó lạnh hay vì một điều gì khác. Nó đang căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu có biết rằng con bé bán hoa ấy cũng có một đứa em bán vé số và một người cha đang hấp hối.
- Đưa coi! - Tiếng người đàn ông.
- Anh ơi! Mua tặng chị một hoa hồng đi anh.
Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của mình.
Người đàn ông chọn hoa hồng.
Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ. Thằng bé bán vé số lủi thủi bước đi, vai nó run lên, không biết vì nó lạnh hay vì một điều gì khác. Nó đang căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu có biết rằng con bé bán hoa ấy cũng có một đứa em bán vé số và một người cha đang hấp hối.
TIẾNG ĐÊM
LÊ THỊ
CẨM ÂU
Căn
nhà ngày càng
trở nên trống
lạnh. Nhất là
sau lần chúng
tôi chính thức
chia tay
nhau.
Anh thất chí:
- Cuộc đời sao cứ mãi cưu mang bao bận đận!
Rồi anh say. Say ...
Hai mẹ con tôi, rốt cùng loanh quanh như hai cái bóng, đâm buồn.
Đêm. Chiếc giường trống đi một chỗ. Mẹ con tôi nằm gần nhau hơn.
Khuya. Trở mình, nó vòi:
- Mẹ thoa lưng cho con!
Rồi so bì:
- Tay ba sần, thoa "đã" hơn!
- "Đã" thì theo ổng đi! - Tôi phát cáu.
Nó mủi lòng, trong khi tôi khóc ...
Anh thất chí:
- Cuộc đời sao cứ mãi cưu mang bao bận đận!
Rồi anh say. Say ...
Hai mẹ con tôi, rốt cùng loanh quanh như hai cái bóng, đâm buồn.
Đêm. Chiếc giường trống đi một chỗ. Mẹ con tôi nằm gần nhau hơn.
Khuya. Trở mình, nó vòi:
- Mẹ thoa lưng cho con!
Rồi so bì:
- Tay ba sần, thoa "đã" hơn!
- "Đã" thì theo ổng đi! - Tôi phát cáu.
Nó mủi lòng, trong khi tôi khóc ...
VÕ THÀNH AN Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở đây cũng không phải rẻ. Đến mùa, thỉnh thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá tanh, thích rau hơn.
Cậu ở thành
phố xuống đòi
ăn canh chua
cá bông lau má
nấu. Cậu chạy
mua con cá to.
Đến bữa không
thấy má gắp
cá. Cậu bảo:
“Hồi xưa chị
thích nhất món
cá này?”
Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá.
Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá.
suu tam
MNLam
Cali
No comments:
Post a Comment