HAPPY INDEPENCE DAY



Happy INDEPENDENCE DAY - JULY 4TH *** HAPPY BIRTHDAY

Le thi Khanh July 01 Huynh t Bich Lien july 23 ******* Mến chúc Các Bạn vui ngày sinh nhật cùng gia đình ,nhiều sức khoẻ và luôn may mắn NgocDung và nhom peda 67

Friday, October 30, 2009

Vì sao cây rừng Mỷ chết nhanh?




Số lượng cây trong những cánh rừng cổ thụ ở khắp các bang phía tây nước Mỹ đang giảm với tỷ lệ ngày càng tăng. Các nhà khoa học nhận định hiện tượng này là do mùa hè dài và nóng hơn bắt nguồn từ sự thay đổi khí hậu.
.Đối với những người đi dạo trong rừng thì hầu như không thể nhận ra sự thay đổi, nhưng trên thực tế cứ khoảng 3 thập kỷ số lượng cây chết tại Mỹ lại tăng gấp đôi. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu các số liệu trong khoảng thời gian 52 năm mới được công bố cuối tuần trước. Xu hướng cây chết tăng nhanh này xảy ra tại các cây thuộc mọi lứa tuổi, giống loài và vị trí.
Người phụ trách nghiên cứu là Phillip J. van Mantgem thuộc Trung tâm sinh thái học của Mỹ cho rằng: “Nếu xu hướng này tiếp tục, các cánh rừng sẽ ngày càng thưa thớt hơn dẫn tới sự suy giảm kích thước của cây. Điều này rất quan trọng vì là dấu hiệu cho thấy trong tương lai các cánh rừng sẽ chỉ hấp thu được lượng carbon ít hơn hiện tại”.
Giáo sư Jerry Franklin (Đại học Washington) thì nhận định, những cánh rừng cổ ở khu vực tây bắc nước Mỹ hấp thu lượng lớn carbon và đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự ấm lên của trái đất. Nhưng khi cây cối chết đi chúng sẽ thải ra carbon dioxide và càng làm tăng thêm lượng khí thải nhà kính. Trong khi đó, những cánh rừng trẻ hấp thu rất ít carbon và phải mất hàng trăm năm mới có thể thay thế những khu rừng cổ.
Ngoài hiện tượng thay đổi khí hậu, các nhà nghiên cứu cũng tính đến một số nguyên nhân khác khiến số lượng cây rừng chết gia tăng như ô nhiễm không khí, số lượng cây non quá lớn, hệ quả của việc đốn cây lấy gỗ hay cây lớn đè cây bé. Nhưng các số liệu thu thập được khiến giới nghiên cứu đi đến kết luận rằng nhiệt độ trung bình ấm lên là nguyên nhân cơ bản của hiện tượng trên. Thay đổi khí hậu khiến cây thiếu nước trầm trọng dẫn đến cây dễ tổn thương trước sâu bệnh.
Công trình nghiên cứu này do Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ tài trợ đã tiến hành kiểm tra các số liệu từ năm 1955 đến 2007 tại 76 điểm khác nhau, thuộc các khu vực British Columbia, Washington, Oregon, California, Idaho, Colorado và Arizona.
Những cánh rừng được nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 450 năm, trong đó có một số cây có tuổi đời lên tới hàng nghìn năm. Trong số 59.736 cây được ghi nhận thì có 11.095 cây bị chết trong thời gian diễn ra cuộc nghiên cứu trên. Tỷ lệ cây chết tăng nhanh nhất là tại Sierras thuộc California (tỷ lệ cây chết năm 1980 là 0,9 % tăng lên 1,3% những năm gần đây).
Lily Kwang
LA

No comments: