1. Tác hại “kinh hoàng” của lò vi sóng.
Lò vi sóng là thiết bị sử dụng điện từ trường (EMF), rung ở tốc độ 2,4 tỷ lần một giây. Nguyên tắc của lò vi sóng là sử dụng sóng điện từ cực ngắn để làm chín thực phẩm. Dưới ảnh hưởng của sóng điện từ, nước trong thực phẩm chuyển động nhanh mạnh, sinh ra nhiệt và làm chín thức ăn.
Với các bếp nấu thông thường, nhiệt độ tác động vào thực phẩm dần dần từ ngoài vào trong nên thực phẩm sẽ chín từ ngoài vào trong, mặt ngoài sém vàng. Trái lại, ở lò vi sóng thì sóng chui sâu khoảng 2,5cm, làm chín thực phẩm từ trong ra, nên thời gian nấu nhanh hơn bếp thường tới 4 lần và dùng ít năng lượng hơn.
Lò vi sóng ngày càng trở thành cánh tay đắc lực của chị em trong việc nội trợ.
Các nghiên cứu về lò vi sóng đã cho ra các kết luận sau:
- Khi ăn các đồ ăn quay trong lò vi sóng, cơ quan tiêu hóa có thể bị kích động và sản sinh ra chất d-Nitrosodienthanolamines, một chất gây ung thư rất phổ biến.
- Làm nóng sữa và các hạt ngũ cốc bằng lò vi sóng có thể chuyển hóa axit amin thành chất gây ung thư (carcinogenic).
- Các thử nghiệm y khoa của Thụy Sỹ đã tìm rằng các thức ăn khi cho qua lò vi sóng sẽ làm tăng mức độ cholesterol, đồng thời làm giảm các tế bào hồng cầu và bạch cầu trong khi lại làm tăng hemoglobin và sản sinh ra các hợp chất phân ly phóng xạ.
- Rã đông các loại hoa quả đóng đá bằng lò vi sóng có thể chuyển hóa galactoside và glucoside thành carcinogen, một chất gây ung thư.
- Thậm chí chỉ cần vài giây đưa thức ăn sống, thức ăn chín hay hoa quả đóng đá vào lò vi sóng cũng có thể chuyển hóa alkaloid thành carcinogen gây ung thư.
- Các nghiên cứu của Nga và Nhật Bản cho thấy thức ăn có thể mất đi 60-90% giá trị khi nấu hoặc làm nóng bằng lò vi sóng. Các loại vitamin quan trọng như B, C, E và các khoáng chất cần thiết cũng có thể bị mất.
- Các loại thức ăn ít nước được nấu trong lò vi sóng có thể mất đến 97% chất chống oxi hóa.
- Một vấn đề khác với lò vi sóng là rất nhiều người đựng thức ăn trong các hộp giấy hoặc nhựa và các chất độc gây ung thư có thể rò rỉ từ những hộp đựng đó và ngấm vào đồ ăn.
2. Vậy phải làm thế nào để đối phó với tác hại của lò vi sóng?
Để đối phó với tác hại của lò vi sóng, chị em nội trợ cần nhớ kỹ 5 mẹo sau:
- Đầu tư lò nướng hay nồi hấp để thay thế. Các thiết bị này có tính an toàn cao hơn và tốt cho sức khỏe hơn một chiếc lò vi sóng.
- Lên kế hoạch cho bữa ăn của mình, hãy bỏ bữa tối ra khỏi tủ đá từ buổi sáng hoặc đêm để không phải rã đông một cách nhanh chóng.
Bạn nên đầu tư lò nướng hay nồi hấp để thay thế lò vi sóng.
- Các món súp hay thịt hầm đông đá có thể đưa ra khỏi tủ lạnh trước một tiếng hoặc rã đông một phần bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc đặt lên chảo nóng nếu cần.
- Nếu vẫn nhất thiết muốn giữ lại lò vi sóng thì không cho trẻ em, phụ nữ có thai và người có hệ miễn dịch kém lại gần lò vi sóng khi đang hoạt động.
- Tránh lò vi sóng đang quay càng xa càng tốt.
suu tam
MNLam
Cali
No comments:
Post a Comment