HAPPY INDEPENCE DAY



Happy INDEPENDENCE DAY - JULY 4TH *** HAPPY BIRTHDAY

Le thi Khanh July 01 Huynh t Bich Lien july 23 ******* Mến chúc Các Bạn vui ngày sinh nhật cùng gia đình ,nhiều sức khoẻ và luôn may mắn NgocDung và nhom peda 67

Monday, December 31, 2018

Sunday, December 30, 2018

Friday, December 28, 2018

Thương cụ bà 91 tuổi vẫn bưng thau xôi đi bán kiếm tiền mưu sinh




Tội nghiệp bà già. Có con mà đâu nhờ cậy được gì. Cũng may  còn sức khoẻ không bị đau lưng. Trên mặt vẫ còn nụ cười. Mỗi gói sôi chỉ 25 hay 50 cents tự nấu tự bán.

suu tam
PQT
Canada

Thursday, December 27, 2018

Le temps des cerises ► Yves Montand



Une chanson bien douce


 https://youtu.be/gfUs0y4Cdng

suu tam
Shanghai
SanDiego

Wednesday, December 26, 2018

YÊU NƯỚC - BS HỒ NGỌC MINH


“Yêu nước” là yêu… chính mình trước hết, và có yêu mình thì mới yêu đời và yêu người được hiệu quả hơn. Nhưng yêu bao nhiêu và yêu như thế nào mới gọi là đủ?

Cơ thể chúng ta là một bịch nước muối pha loãng chiếm khoảng 60% sức nặng tổng cộng. Một thí dụ khác dễ hiểu hơn, cơ thể con người là một hồ cá nhỏ mà trong đó những con cá bơi lội chính là những tế bào của cơ thể chúng ta. Ai nuôi cá cũng biết là muốn cho cá khỏe mạnh thì phải thay nước tối thiểu là 10% mỗi ngày.

Tương tự như cá, cơ thể chúng ta cần nước để vận chuyển nhu cầu dinh dưỡng, tiến hành những phản ứng sinh hóa của cơ thể và cuối cùng là bài tiết những chất dơ, cặn bả ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, phân, và mồ hôi. Nếu không đủ lượng “Nước tươi” mới tiếp liệu, cơ thể sẽ tìm cách dùng lại (Recycle) nước đã dơ bằng cách hút lại nước chảy qua thận, làm cho nước tiểu tiết ra ít hơn và đậm đặc hơn, hay hút nước từ phân khi phân đi qua ruột già, làm cho ta bị táo bón. Dĩ nhiên là nước dùng lại không thể nào tốt bằng nước mới được.

Ở California chúng ta đang bị hạn hán, nhưng không vì thế mà chúng ta phải hà tiện nước uống cho cơ thể.

Để “Thay nước” cho cơ thể chúng ta cần bao nhiêu nước thì đủ?

Trung bình cơ thể cần khoảng từ 2 đến 3 lít nước mới mỗi ngày. Công thức dễ nhớ là lấy trọng lượng cơ thể, thí dụ là 150 pound, chia cho 2, là 75, thay đơn vị là ounce thành ra 75 ounce mỗi ngày. Nếu tính ra lít thì mỗi ounce khoảng 30 ml, thì 75 ounce cũng vào khoảng hơn 2 lít nước. Một luật khác được đặt ra từ năm 1945 gọi là luật 8×8, tức là 8 ly, mỗi ly khoảng 8 ounce nước mỗi ngày, thì cũng xấp xỉ số lượng nước khoảng 2 lít tối thiểu. Dĩ nhiên là phải trừ hao bớt cà phê, trà, nước phở, hủ tiếu v.v… Như thế so ra thì uống cho đủ tiêu chuẩn cũng không phải là khó cho lắm. Suy nghĩ một cách khác để bạn thấy cái lợi của việc thay nước là; thể tích máu của chúng ta vào khoảng 6 đến 7 lít tổng cộng, nếu bạn uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, tương đương với sự lọc máu khoảng 30%!

Những nguy hiểm gì xảy ra cho cơ thể khi bị thiếu nước?

Khi cơ thể bị “Hạn hán”, mỗi một tế bào trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Trước hết là những chất độc không được đào thải ra ngoài làm trì trệ các phản ứng sinh học trong cơ thể. Kế đến là sự thay đổi cân bằng về nồng độ muối sodium (Natri) và potassium (Kali) trong các tế bào làm cho các bắp thịt mệt mỏi, trong đó có cả bắp thịt… tim. Các dấu hiệu như mệt, chóng mặt, nhức đầu đều là những triệu chứng của hiện tượng thiếu nước. Khi có những triệu chứng này nên uống thêm vài ly nước, hay nước cam vắt càng tốt.

Làm sao biết mình chưa “Yêu nước” đủ?

Khi thấy khát nước, khô miệng thì cơ thể đã thực sự thiếu thốn nước quá rồi. Vì thế nên tránh đừng để cho thấy khát mới đi “Ọc” vào một ly nước đầy. Một dấu hiệu khác để biết mình có bị thiếu nước hay không là bằng cách quan sát màu của nước tiểu. Nước tiểu bình thường trong trẻo, màu vàng rất nhạt như màu nước trà pha loãng tới nước thứ 3 hay thứ 4. Nếu thấy màu vàng càng đậm càng giống màu cam thì bạn không uống nước đầy đủ.

Nghệ thuật uống nước cho đúng

Như đã trình bày, không nên đợi thấy khát nước mới mở tủ lạnh ra và “Ọc” vào vài ly vì cơ thể đã rơi vào tình trạng “Hạn hán” và “Lũ lụt” luân phiên, không tốt. Một ngày tiêu biểu bắt đầu bằng một tách cà phê, hay một hai ly trà, ly sữa, ly nước cam v.v… Sau đó khi lên xe đi làm, nên mang theo một chai nước nhỏ, trời lạnh thì thay vào bằng một bình trà nóng, thỉnh thoảng hớp một vài miếng cho đến khi tới sở làm. Ở sở làm, ta bắt đầu lại là một chai nước khác, tiếp tục từ từ cho xong chai nước đó. Khi ăn cơm trưa thì dằn bụng trước nửa hay 1 ly nước lọc, sau đó chỉ hớp nước cho thấm miệng trong khi ăn mà thôi. Uống nước nhiều quá trong khi nhai đồ ăn sẽ làm cho đồ ăn mất ngon và khiến mình ăn nhiều hơn. Sau bữa ăn thì uống thêm 1 ly nước nữa. Buổi chiều, buổi tối, trước khi đi ngủ đều phải có… nước bên cạnh. Nói tóm gọn là uống nước suốt ngày, uống từng hớp nhỏ. Yêu nước trong từng khỏanh khắc của đời sống.

Uống nước đóng chai sẵn, nước “Tăng cường sinh lực”, nước soda có lợi hay không?

Nước là nước và chỉ là nước! Trước hết các loại nước soda, “Diet” hay “Không diet” đều làm cho bạn “Die” mau chóng mà thôi! Bỏ hết! Các loại “Nước suối” đóng chai thật ra 90% là được lọc hay chưng cất từ nước máy ở nhà và cho thêm một chút muối khoáng, không làm cho bạn thông minh (Smart water) hơn tí nào cả. Để bảo vệ môi trường một cách thông minh vì không quăng bỏ các chai nhựa vào thùng rác, lại tiết kiệm tiền, bạn có thể thiết kế một hệ thống lọc nước ở nhà. Nếu cần “Tăng sinh lực” thì thêm vào một muỗng cà phê muối trong 3 lít nước, cộng thêm ½ trái chanh vắt, thế thôi.

Thể tích nước dùng mỗi ngày có thể tăng hơn nếu bạn chơi thể thao, hay khi trời nóng nực. Trong trường hợp một ngày trung bình uống nhiều hơn 4 lít nước mà vẫn thấy khát, bạn nên tham khảo với bác sĩ ngay để truy tầm những chứng bệnh như tiểu đường, bệnh thận, sạn thận v.v…

Chúc mọi người… “Khỏe vì nước”, và “Đồng bào ta ganh sức tài ba”!

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive
suu tam
BBiet
ladyclub

Sunday, December 23, 2018

Silent Night



https://www.youtube.com/watch?v=RDpWkBi-cr4&feature=youtu.besuu tam
VPLan
Bordeaux

Chỉ cần bấm 3 huyệt đạo đơn giản sau đây, chắc chắn bạn sẽ có một giấc ngủ cực ngon và sâu!




https://www.facebook.com/DaiKyNguyenVietnam/posts/2290631261166604/
suu tam
MNLam
Cali

Love!

suu tam
PBLan
Canada

La langue française




La langue française est riche ou était  !
Dommage que beaucoup de ces verbes soient tombés dans l’oubli !

 La fourmi crohonde et le mérou bignole. 
  Le chien aboie quand le cheval hennit
et que beugle le bœuf et meugle la vache,
l'hirondelle gazouille,
la colombe roucoule et le pinson ramage
Les moineaux piaillent,
le faisan et l'oie criaillent quand le dindon glousse
La grenouille coasse mais le corbeau croasse et la pie jacasse
Et le chat comme le tigre miaule,
l'éléphant barrit,
l'âne braie, mais le cerf rait
Le mouton bêle évidemment et bourdonne l'abeille
La biche brame quand le loup hurle.
Tu sais, bien sûr, tous ces cris-là mais sais-tu ?
Que si le canard nasille, les canards nasillardent !
Que le bouc ou la chèvre chevrote
Que le hibou hulule mais que la chouette, elle chuinte.
Que le paon braille,
que l'aigle trompète.
Sais-tu ?
Que si la tourterelle roucoule,
le ramier caracoule et que la bécasse croule,
que la perdrix cacabe,
que la cigogne craquette et que si le corbeau croasse,
la corneille corbine et que le lapin glapit quand le lièvre vagit.
 Tu sais tout cela ? Bien.
Mais sais-tu ?
Que l'alouette grisolle, 
Tu ne le savais pas. Et, peut-être, ne sais-tu pas davantage
que le pivert picasse. 
C'est excusable ! 
Ou que le sanglier grommelle, que le chameau blatère 
Et que c'est à cause du chameau que l'on déblatère !
Tu ne sais pas non plus peut-être que la huppe pupule
Et je ne sais pas non plus si on l'appelle en Limousin la pépue parce qu'elle pupule 
ou parce qu'elle fait son nid avec de la chose qui pue.
Qu'importe ! Mais c'est joli : la huppe pupule !
Et encore sais-tu ?
que la souris, la petite souris grise : devine ?
La petite souris grise chicote ! Oui ! 
Avoue qu'il serait dommage d'ignorer que la souris chicote 
et plus dommage encore de ne pas savoir, que le geai, cajole !" 
suu tam
Minhnguyet
VN

Chị Tư Ù-Tiểu Tử



Mỗi ngày nên đọc một truyện của Tiểu Tử để thưởng thức, khám phá cái văn chương bình dị của Nam Việt(

https://sites.google.com/site/nhavantieutu/tuyen-tap/chi-tu-u

suu tam
Shanghai
Cali

Saturday, December 22, 2018

La force de la nature



https://www.youtube.com/watch?v=wkJZF69xD1k

suu tam
MNLam
Cali

Merry Xmas and Happy Newyear 2019

Bonne Fete de Fin d'Anne'e.

Spectacle son et lumière devant une maison a Danville, CA  kd


kim kerr has shared a video with you on YouTube
DANVILLE XMAS 2C
xmas illuminations in Danville 
suu tam
Kim Cali

Friday, December 21, 2018

Thursday, December 20, 2018

La Cumparsita




La Cumparsita (Symphony Cover featuring Armenian Duduk/Doudoug)

https://www.youtube.com/watch?v=i5YAxbHrDGU

suu tam
PBLan
Canada

Wednesday, December 19, 2018

Monday, December 17, 2018

CHI LY !!!

image.png

suu tam
PBLan
Canada

Thủ thuật nhỏ hiệu quả lớn của các đầu bếp nổi tiếng.



Nếu thấy bong bóng nổi lên xung quanh chiếc đũa trong chảo dầu, nghĩa là bạn đã có thể cho thực phẩm vào chiên rán...
Dưới đây là một số thủ thuật nấu ăn của các đầu bếp nổi tiếng thế giới đã được Bright Side tổng hợp lại.
1. Để kiểm tra xem dầu chiên trong chảo đã đủ nóng hay không, bạn có thể dùng đũa gỗ. Nếu thấy bong bóng nổi lên xung quanh chiếc đũa, có nghĩa là bạn đã có thể cho thực phẩm vào chiên rán..

2. Chiên, nướng gà, vịt, muốn da gà vịt giòn, trước khi chiên, nướng đừng quên phết thêm nước cốt chanh hoặc giấm lên da.
3. Mỗi đầu bếp đều có những bí quyết riêng để làm ra món bít-tết hoàn hảo, tuy nhiên, tất cả đều không quên một điều: cái chảo phải nóng đến mức bốc khói.

4. Bí quyết để món canh cá không bị tanh là đợi nước sôi già mới gắp bỏ vào nồi từng khúc cá, đợi nước sôi lại mới bỏ tiếp, không tận dụng nước ướp cá.
5. Muốn món thịt viên hay trứng đúc thịt thơm ngon hơn, hãy làm chín hành bằng cách nướng hoặc xào sơ với dầu ăn đến khi hành vừa dậy mùi thì lấy ra, băm nhuyễn hoặc nghiền nát hành với thịt. Cách làm này không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp bạn không gặp phải những miếng hành lợn cợn trong món ăn.
6. Khi thái cà chua, nếu muốn cà chua không chảy nước ra ngoài, hãy cắt dọc.
7. Nếu muốn vắt được nhiều nước chanh hơn, bạn có thể làm nóng chanh bằng cách rửa với nước nóng hoặc cho chanh vào lò vi sóng trong nửa phút, sau đó vắt thật kiệt nước.
8. Muốn các sợi mì ống không bị dính với nhau, khi luộc nên cho càng nhiều nước càng tốt.
9. Bạn ăn ớt nhưng muốn giảm cay: chỉ cần bỏ hết hạt và những đường gân trong trái ớt, sau đó rửa sạch ớt với nước lạnh. Vị cay sẽ giảm nhưng mùi thơm của ớt vẫn còn nguyên.

10. Khi nấu canh, súp, nếu bạn còn băn khoăn không biết nên cho rau củ vào nồi nước khi nào thì hợp, bạn chỉ cần nhớ nguyên tắc sau: những loại phát triển dưới lòng đất cần cho vào nồi từ khi nước lạnh, những loại phát triển trên mặt đất cần cho vào nồi khi nước sôi.
11. Không bao giờ nêm nước mắm vào canh bí đao, vì nước mắm sẽ làm bí đao bị chua.
12.Thái thịt, cá dễ dàng hơn.
Nếu muốn thái thịt, cá dễ hơn, bạn nên bỏ chúng vào trong ngăn đá khoảng nửa tiếng, để thực phẩm đóng băng một phần. Khi thịt cứng hơn một chút, bạn sẽ dễ dàng xắt miếng hay thái lát mỏng.
Tương tự, muốn bóc vỏ tôm dễ hơn, tôm tươi mua về cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng nửa tiếng, khi tôm hơi cứng một chút, bạn sẽ dễ dàng  hơn.
Hoàng Anh
suu tam
TTDiep
Houston

Saturday, December 15, 2018

Cùng là đũa, tại sao lại không giống nhau?

Các quốc gia tại châu Á có văn hóa dùng đũa. Tuy nhiên, những chiếc đũa của họ rất khác nhau, và nó thể hiện cả một quá trình phát triển phong tục, văn hóa của từng quốc gia.
Đã từ lâu, đôi đũa dường như trở thành một vật dụng không thể thiếu trên bàn ăn của người châu Á. Đũa phổ biến ở các quốc gia phương Đông, đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Thế nhưng, ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia, thiết kế của đôi đũa cũng có phần khác biệt. Và không phải tình cờ chúng có diện mạo như vậy đâu. Mỗi đặc điểm dù nhỏ nhất đều gắn với những câu chuyện lịch sử vô cùng thú vị từ xa xưa.
Ở Đại Hàn .
Những đôi đũa mang quốc tịch Đại Hàn mang 2 đặc điểm nổi bật không ai có thể bỏ qua: đó là được làm bằng kim loại và có thân dẹt.
Giải thích cho chất liệu của chúng, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Edward Wang giải thích rằng:  
thời xưa, những quý tộc người Đại Hàn có một niềm tin rằng việc xữ dụng những đôi đũa bằng bạc sẽ giúp họ phát hiện được nếu đồ ăn có bị tẩm độc hay không. Vì vậy, do rất sợ bị người ta ám sát, toàn bộ đũa ăn thay vì làm bằng gỗ đã được đúc bằng bạc.

Người ở những tầng lớp dưới không có điều kiện sở hữu những đôi đũa xa xỉ như vậy, nhưng cũng muốn chúng được làm bằng kim loại - như một cách để tạo ra cảm giác an toàn cho mình.

Ở Việt Nam và Trung Hoa
Đũa của người Việt và người Hoa có hình dáng giống nhau do văn hóa trên bàn ăn của hai dân tộc có rất nhiều điểm chung. Chúng ta ăn một mâm chung, lấy thức ăn từ đó và thường có thói quen gắp cho nhau.

Bởi vậy, dùng một đôi đũa dài là cả một lợi thế: nhờ đặc điểm này, chúng ta ít phải với hay nhoài người về một phía nào đó trên bàn để gắp thức ăn.
Ở Nhật Bản
Nếu đặt những đôi đũa của xứ sở hoa anh đào cạnh "họ hàng" đến từ các nền văn hóa khác – chắc chắn ai cũng sẽ thấy những khác biệt rất lớn, đặc biệt là độ dài có phần khiêm tốn và đầu đũa được vót khá nhọn.

Để hiểu được nguyên nhân sâu sa đằng sau thiết kế đặc biệt này, chúng ta cần lướt qua hai điểm quan trọng trong ẩm thực của người Nhật.

Đầu tiên, trên bàn ăn của họ thường có các món như hải sản, cá, cơm nắm,… là những thứ khá mềm và dễ bị nát. Đầu đũa được làm nhỏ giúp việc gắp thức ăn tiện hơn.

Hai là cách người Nhật xưa bày biện một bàn ăn không giống với những nơi khác. Mỗi người sẽ có một xuất gồm nhiều món được cho vào bát và đĩa riêng. Cả bàn sẽ chỉ có một vài món chung thôi. Như vậy khi ăn, người Nhật không phải với. Ai cũng có phần của mình sẵn rồi, không cần thiết phải làm những đôi đũa dài làm gì cả.

Mặc dù có thể phong cách ăn uống của người Nhật ngày nay đã thay đổi, hình dáng của những đôi đũa lại đã thành một nét văn hóa cố hữu đến giờ.
Mặc dù có thể phong cách ăn uống của người Nhật ngày nay đã thay đổi, hình dáng của những đôi đũa lại đã thành một nét văn hóa cố hữu đến giờ.
Hơn nữa, họ cũng không có thói quen gắp thức ăn cho nhau nên lại có thêm một lý do nữa để đôi đũa của người Nhật cứ  ngắn ''thoải mái''.
Thêm vào đó, do kim loại đắt hơn gỗ nên người xưa đã tạo ra đôi đũa dẹt để tiết kiệm vật liệu một cách tối đa. Tuy nhiên, chính vì đặc điểm này nên đôi đũa Hàn được đánh giá là một trong những loại đũa rất khó dùng.
suu tam
PBlan
Canada