Cảnh giác với những thực phẩm dễ gây ngộ độc mùa hè
Giá không có rễ
Trong quá trình làm giá, người làm có thể đã cho quá nhiều thuốc làm cho giá sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không có rễ. Trong thuốc tăng trưởng này thường hàm chứa các chất có hại như chất gây ung thư, chất gây đột biến.
Khoai tây mọc mầm
Dưới lớp vỏ khoai tây đã mọc mầm (có màu xanh) thường chứa hàm lượng solanine rất cao, khi ăn vào dễ gây ra trúng độc.
Cà chua xanh
Trong cà chua xanh chưa chín hàm chứa chất dễ gây trúng độc- solanine, sau khi ăn vào có thể xuất hiện các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa...
Đậu Hà Lan
Người bị dị ứng với đậu Hà Lan sau khi ăn vào sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu vv.
Tảo tía biến màu
Tảo tía biến màu sẽ bài tiết ra các chất có độc tố như peptide dạng vòng, fucose từ đó gây ô nhiễm cho tảo tía, làm cho màu sắc của táo tía bị nhạt đi biến thành màu tím xanh.
Cải thảo dập
Trong cải thảo dập có chứa muối nitrit, ngăn cản hồng cầu trở ôxy, làm cho chúng ta thiếu ôxy và trúng độc (nhẹ thì bị đau đầu, tim đập loạn nhịp, nôn mửa, môi tím tái; nặng thì thần chí bất an, co giật, khó thở, nếu cấp cứu không kịp sẽ nguy hại đến tính mạng.
Gừng tươi bị dập nát
Gừng tươi sau khi bị dập nát sẽ sinh ra một chất có tính độc tố rất mạnh đó là safrole, kể cả chỉ ăn một chút thì cũng sẽ làm cho tế bào gan trúng độc và biến đổi trạng thái.
Khoai lang có đốm đen
Khoai lang bị sung hoặc có những đốm đen ở trên vỏ là do nhiễm vi khuẩn, ăn vào sẽ dễ trúng độc.
Mộc nhĩ chuyển vàng
Mộc nhĩ biến chất thành màu vàng là do khuẩn cầu vàng truyền nhiễm gây ra, sau khi ăn vào có thể gây ra các hiện tượng trúng độc như đau đầu, hoa mắt, đau bụng và đi ngoài....
Đậu cô ve chưa luộc/xào chín
Trong đậu cô ve sống hàm chứa Saponin và lectin, saponin có tính kích thích rất mạnh với đường ruột trong cơ thể, có thể gây ra chứng viêm do xuất huyết, đồng thời có tác dụng hòa tan đối với tế bào hồng cầu. Ngoài ra trong hạt đậu cô ve còn chứa lectin, có tác dụng ngưng tụ tế bào máu, sau khi ăn vào dễ trúng độc.
No comments:
Post a Comment