HAPPY INDEPENCE DAY



Happy INDEPENDENCE DAY - JULY 4TH *** HAPPY BIRTHDAY

Le thi Khanh July 01 Huynh t Bich Lien july 23 ******* Mến chúc Các Bạn vui ngày sinh nhật cùng gia đình ,nhiều sức khoẻ và luôn may mắn NgocDung và nhom peda 67

Thursday, February 28, 2019

chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản

 Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.

   Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. 

Chuyện thứ nhất: Trung thực

nhatban 1

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”. ( Mao Tôn Cương : Vì chưa có tàu điện ngầm nên taxi thường có lòng tốt chở khách đi lòng vòng ngắm phố )

Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách. (Mao Tôn Cương : Coi chừng có thể mất hết hàng và luôn cả thùng tiền nữa !) 

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài. (Mao Tôn Cương : Nếu là du khách thì phải tăng gía gấp hai vì ….. họ sẽ không trở lại nữa  )

Chuyện thứ hai: Không ồn nơi công cộng 

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”. ( Mao Tôn Cương : Người sang phải ăn to nói lớn chứ ? )

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

Chuyện thứ ba: Nhân bản

nhatban 3

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.( Mao Tôn Cương: Đây là nơi tốt nhất để giăng lưới hay cắm que có keo dính để bẫy chim, thú ... ?)
 
Chuyện thứ tư: Bình đẳng

nhatban 4
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
̣ ( Mao Tôn Cương :Thế thì ai biết phụ huynh là đại gia hay đẳng cấp ? )Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng. (Mao Tôn Cương : Chủ tịch, Bí thư hay Thủ Tướng … ai lại đi xếp hàng mất uy tín như thế . Cán bộ còn có người cõng từ xe lên lề đường khi đường phố bị ngập nước )

Chuyện thứ 5Nội trợ là một nghề.
Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. 

nhatban 5

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.(Mao Tôn Cương : Tan sở là đi nhậu đến khuya mới về đâu cần nội trợ cơm nhà . Gửi lương vào tài khoản vợ thì tiền đâu đi nhậu , mà làm từ thiện : nuôi con gái nuôi hay mua nhà tình nghĩa ? )
suu tam
PBLan
Canada

Wednesday, February 27, 2019

Sunday, February 24, 2019

Magie...... comme vous ne l'avez jamais vue! ça va vite!!!

Magie...... comme vous ne l'avez jamais vue! ça va vite!!!
https://www.youtube.com/embed/DXxtLIb0iF8
suu tam
VPLan
Bordeaux

Saturday, February 23, 2019

Một công trình nghiên cứu công phu: Trai dat nhin tu khong gian

Một công trình nghiên cứu công phu: Trai dat nhin tu khong gian

https://www.youtube.com/watch?
suu tam
MNLam
Cali

Friday, February 22, 2019

Quán Chiều Mưa


Mưa rơi giọt thắm quan hà,
Ai ngồi quán nhỏ, chiều tà vây quanh,
Nghe lòng tiếc nuối mong manh,
Khói sương dĩ vãng xây thành cô liêu.

  Huỳnh Anh Trần-Schroeder

QUÁN CHIỀU MƯA

Quán vắng vẻ, giờ không người tới,
Lỏng chỏng ghế bàn, mành tả tơi,
Cô hàng âm thầm sau quầy gỗ,
Khách lưa thưa, lặng ngắm mưa rơi.

Khói hương trà vờn quanh mái lá,
Tiếng ve sầu văng vẳng đường xa,
Nhạc thu thanh ngân ngày xưa cũ,
Nhịp tiêu điều, chiều hắt hiu qua.

Khách ngẩn ngơ nhớ ngày hò hẹn,
Mưa rơi đều thiếu bước chân quen,
Áo ai chẳng rũ giòng mưa bụi,
Vương long lanh giọt đọng ánh đèn.

Dòng dĩ vãng chợt về đâu đây,
Nón bài thơ che suối tóc mây,
Miệng em cười như hoa hàm tiếu,
Má môi hồng, dáng liễu thanh gầy,

Hỡi người em của đời mộng tưởng,
Tôi yêu nhiều dáng liễu thuỳ dương,
Yêu tóc bay trong ngày lộng gió,
Dáng em hiền, mắt đẹp hồ gương,

Yêu tiếng em, trong, dòng thanh thản,
Lời ngọt ngào tràn nhịp bình an,
Bảo yêu anh ngày đầu, ngày cuối,
Ta chung đường suốt nẻo gian nan.

Mành tre trúc trong gió lao chao,
Đời hôm nay vẫn nặng ba đào
Đâu nón em hứng ngàn giọt nắng,
Rót vào lòng xóa nỗi ao dào.

Ta ngồi đây, hồn nặng xót xa,
Trong mưa chiều, thoáng mùa thu qua,
Dòng dĩ vãng chìm trong mưa bụi,
Ngân u buồn nhịp sống dần qua.

Quán chiều mưa, ai còn mong đợi,
Người ra đi trên sóng đổi dời,
Ảo giác tưởng gót ngà trở bước,
Chợt giật mình, chỉ tiếng mưa rơi.

Huỳnh Anh Trần-Schroeder
suu tam
VPLan
Bordeaux

Tuesday, February 19, 2019

Ba chính khách thế giói

Nhìn ra thế giới: Những chính khách được nhân dân tin yêu và kính trọng.
1- Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: Bậc “khai quốc công thần” của quốc đảo sư tử.



– Sau khi qua đời, về tài sản: Ông chỉ có một ngôi nhà cũ đã tới lúc cần phải sửa chữa.
– Tượng đài: Ông không có tượng đài nào ngoài trời, chỉ có tượng đài trong lòng dân.
– Khi ra đi, ông không để lại gì cho riêng mình, ngoài một đất nước phát triển hàng đầu thế giới và người con trai ưu tú: Đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long!
2- Cựu Thủ tướng Nhật Bản Murayama: Không nhận lương hưu của Chính phủ trợ cấp, tự đạp xe đi chợ, sống bình dị ở thôn quê.



– Sau khi mãn nhiệm vị trí Thủ tướng Nhật Bản không lâu, Murayama cũng xin từ nhiệm vị trí trong Quốc hội đất nước. Cả nhà ông, già trẻ lớn bé đã lặng lẽ đưa nhau về quê hương ở Oita, thuộc đảo Kyushu (Nhật Bản) để sinh sống.
– Người dân trên đảo Kyushu thường bắt gặp một ông già gày gò, lịch lãm, nhưng giản dị (ít người biêt ông từng là Thủ tướng đất nước giàu có nhất nhì thì giới) tự đạp xe ra chợ mua đồ ăn hàng ngày…
– Người ta thường nói: Khi lãnh đạo của một nước về hưu mà cuộc sống trở nên bình dị thì chứng tỏ tỷ lệ tham nhũng của nước đó thấp và ngược lại. Hầu hết các cựu Thủ tướng của nước Nhật đều có cuộc sống giản dị đến mức bình dân sau khi nghỉ hưu.
3- Tổng thống đương nhiệm Cộng hòa Croatia Kollinda Grabar Kitarovics: Không chỉ là một nữ chính khách xinh đẹp, trẻ trung, thông minh tài giỏi, mà còn tận tụy như một bà nội trợ hoàn hảo cho chính Tổ quốc mình.



– Sau khi nhậm chức, bà đã yêu cầu bán phi cơ riêng của Tổng thống, bán 35 xe Mercedes Benz của Văn phòng Tổng thống đưa vào ngân sách quốc gia.
– Bà đã tự cắt giảm 50% lương của mình và các Bộ trưởng trong nội các.
– Bà cũng đã giảm 40% lương các Đại sứ, các Tổng lãnh sự quán.
– Bà còn yêu cầu xóa quỹ hưu trí dành riêng cho các Đại biểu quốc hội.
– Nữ Tổng thống này có thể viết và nói 7 ngoại ngữ thông thạo và sống bình dị như tất cả mọi người dân.
– Từ khi bà giữ chức Tổng thống, GDP của Croatia tăng 24%.
suu tam
PBLan
Canada 

Sunday, February 17, 2019

TRÚNG SỐ



Nếu tôi trúng số giải độc đắc,
Gởi bạn trăm đô để xài chơi,
Xin đừng chê rẻ hay chê mắc,
Có còn hơn không, quà tuyệt vời!

Nếu tôi trúng số giải lô tô,
Chẳng mua bóng loáng chiếc ô tô,
Nhà cao gạch cẩn, vườn rộng rãi,
Khu phố cao sang, nhà đồ sộ.

Tôi gởi bạc tiền cho từ thiện,
Mua gạo, mua cơm, áo mặc, liền,
Xây nhà cho kẻ không manh chiếu,
Chẩn y miễn phí, giảm ưu phiền.

Tôi chẳng ôm đồm chuyện quàn xiên,
Nhà cao cửa rộng chốn đào nguyên,
Bạc tiền chẳng mua ngày duyên phước,
Lại gợi lòng tham kẻ ham tiền.

Vừa nom nớp sợ dân tà ma,
Kẻ cướp trên đường hay vào nhà,
Lại phải mướn thuê người bảo vệ,
Sống ngày lo sợ, mất an hòa.

Cơm ăn nhiều lắm là ba bữa,
Cao lương mỹ vị nhiều bơ sữa,
Mạch đọng chất béo, tăng áp huyết,
Ngắn đường đời, vì quá dư thừa.

Nhà ở mỗi lần chỉ một nhà,
Ăn nhiều, bao tử lại kêu ca,
Du thuyền, xe đua, nhiều đủ thứ,
Phè phỡn cuộc vui, chóng thành ma.

Người bảo ôi thôi, chỉ lắm lời,
Vì chưa trúng số nên nhiều lời,
Có tiền, phi cơ bay thẳng cánh,
Đưa người về chốn đời tuyệt vời.

Đừng nói chi lời chẳng thực lòng,
Chưa có thì bảo tôi chẳng trông,
Ghen tị, đố kỵ người may mắn,
Giấc mơ tỷ phú ai chẳng mong.

Hi, hi, đã viết quá nhiều thơ,
Chuyện đời hay say tỉnh mộng mơ
Hết dịp tào lao chuyện thiên hạ,
Ngồi buồn ta thảo bài lơ mơ.

Đừng trách tôi ngồi lê đôi mách,
Bao chuyện vui buồn, chuyện ngăn cách,
Chỉ vì e ngại não thoái hóa,
Viết tầm xàm, xin người bỏ qua.

Huỳnh Anh Trần-Schroeder

suu tam
VPLan
Bordeaux

Saturday, February 16, 2019

Y DEP !

suu tam
PBLan
Canada

Friday, February 15, 2019

10 bản nhạc cổ điển nổi tiếng trong lịch sử

Các tác phẩm được chọn lọc dưới đây đến từ các nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, sống trong thế kỉ 17 – 19. Bạn có thể thấy nhiều tác phẩm lấy ý tưởng từ thiên nhiên và thần thoại – vốn là 2 nguồn cảm hứng bất tận trong nghệ thuật.
Trong cuộc sống hối hả ngày nay, có thể bạn sẽ muốn lắng lại một chút để cảm nhận được rõ hơn những thanh âm trong trẻo này.
1. “Symphony 5” của Ludwig van Beethoven
Ludwig van Beethoven (1770-1827) đã biên soạn tác phẩm này, trong đó mấy ô nhịp mở đầu bản giao hưởng có cùng nhịp điệu với mật mã Morse cho số 5 hoặc chữ “V”.
Khúc dạo đầu này đã được sử dụng trong Thế chiến thứ II để gửi các tin nhắn bằng mã Morse. Theo giai thoại, Beethoven không hề biết đoạn mở đầu cho bản giao hưởng số 5 sẽ ra sao, nhưng khi ông đang nghỉ trưa, ông nghe thấy tiếng nhịp gõ cửa nhà mình và nó đã trở thành những nốt nhạc đầu tiên của tác phẩm.
2. “O Fortuna” của Carl Orff
Carl Orff (1895 – 1982) thành công nhất với bản nhạc này nhờ vận dụng kỹ thuật hòa âm phối khí một cách đầy kịch tính. Tác phẩm này dựa trên tập thơ thế kỷ XIII “Carmina Burana”. Đây là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển được trình tấu nhiều nhất trên thế giới.
3. “Hallelujah Chorus” của George F. Handel
George Frideric Handel (1685 – 1759) viết toàn bộ bản oratorio này trong vòng 24 ngày. Ngày nay, rất nhiều giai điệu đã mượn âm điệu từ bản nhạc này. Tương truyền, Handel nghe nhạc từ các thiên thần chơi vào tai mình. Lời bài hát dựa trên những đoạn kinh Thánh mà Handel đã cố gắng để mô tả cuộc sống, cái chết, và sự sống lại của Chúa Jesus.
4. “Ride of the Valkyries” của Richard Wagner
Richard Wagner (1813 – 1883) sáng tác kiệt tác “The Ring Cycle”, mà “Ride of the Valkyries” là một phần của tác phẩm vĩ đại này, và nó dựa trên câu chuyện về con gái của vị thần Odin (thần thoại Bắc Âu). Vở opera này mất 26 năm để hoàn thành và chỉ là phần thứ 2 trong chùm kiệt tác opera gồm 4 phần.
5. “Toccata in d minor” của Johann S. Bach
Đây có lẽ là một trong những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất của mà Johann Sebastian Bach đã từng biên soạn. Tác phẩm này có giai điệu mạnh mẽ và nó nhanh chóng trở nên gắn liền với nhiều cảnh kịch tính trong các bộ phim. Bach là nhà soạn nhạc hàng đầu về thể loại fugue trong mọi thời đại.
6. “Eine Kleine Nachtmusik” của Wolfgang A. Mozart
Wolfgang Amadeus Mozart (1756- 1791) sáng tác tác phẩm âm nhạc huyền thoại có thời lượng 15 phút chỉ trong vòng 1 tuần. Nó được công bố chính thức vào năm 1827.
7. “Ode to Joy” của Ludwig Van Beethoven
Một kiệt tác khác của Ludwig Van Beethoven được hoàn thành vào năm 1834 và là phần nổi tiếng nhất của tác phẩm Symphony 9. Thật ngạc nhiên vì trên thực tế là Beethoven bị điếc nhưng vẫn có thể sáng tác những tuyệt tác âm nhạc.
8. “Spring” của Antonio Vivaldi
Antonio Vivaldi (1678 – 1741) là một nhà soạn nhạc baroque, người đã viết 4 tác phẩm âm nhạc vào năm 1723, mỗi tác phẩm đại diện cho 1 mùa trong năm, và bởi vì sự nổi tiếng chúng, âm nhạc đã được đưa chuyển tải trong rất nhiều tác phẩm và điện ảnh, đặc biệt là bản “Spring” (“Mùa Xuân”) và “Summer” (“Mùa Hạ.”)
9. “Canon in D Major” của Johann Pachelbel
Johann Pachelbel (1653 – 1706) là một nhà soạn nhạc baroque vốn được biết đến như một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng của thời kỳ đó. Ông ấy làm cả thế giới thán phục với các tác phẩm soạn nhạc đầy kỹ thuật và tinh tế.
10. “William Tell Overture” của Gioachino Rossini
Gioachino Rossini (1792 – 1868) viết tác phẩm âm nhạc có thời lượng dài 12 phút này như là phần cuối trong bản overture nhạc kịch gồm 4 phần. Những phần khác cũng được biết đến nhiều, nhưng riêng tác phẩm này trở nên nổi tiếng khi nó được sử dụng trong bộ phim hoạt hình “Looney Tunes” của hãng Warner Brother.

Theo ET

suu tam
MNLam
Cali

Tuesday, February 12, 2019

Hà Thanh – Chim họa mi xứ Huế


Hà Thanh You Tube:
 Áo lụa vàng - Phạm Thế Mỹ


Ai về sông Tương - Thông Đạt - Nhạc Tiền Chiến

Quê Hương - Hoàng Giác - Nhạc Tiền Chiến 

Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn

Chiều vàng  - Nguyễn Văn Khánh - Nhạc Tiền Chiến

suu tam
VPLan
Bordeauc