Ca Si Tố My
Ca Si Tố My
Nếu người là ánh vầng dương,
Toàn bạn già xưa biết mặt nhau.
Tầu chật, có người lên được trước.
Chậm chân, kẻ đợi chuyến tầu sau.
Một đi là chẳng quay đầu lại.
Áo trắng trên người đủ kín thân.
Ra đi giống thưở ai vừa đến,
Tầu suốt trăm năm chỉ một lần.
Sân ga thấp thoáng bóng người già
Họ sẵn sàng về cõi thật xa.
Hình như trong đám trông chờ ấy,
Có bạn thân tình, có cả ta
suu tam
MNLam
Cali
Chú xe ôm dừng xe trước cổng cho cô sinh
viên xuống. Bất ngờ cô đưa chú gói quà và nói:
- Chú về nhà rồi mở ra xem nhé.
Bắt đầu ngày mai cháu không đi học nữa, hôm nay cháu đã tốt nghiệp rồi. Cám ơn chú nhiều!
Chú xe ôm về nhà, cất xe, vào phòng mở gói quà ra, ngoài bộ quần áo còn có cả số tiền rất lớn, và một bức thư như sau:
''Thưa thầy, em là T- H học toán với thầy
năm lớp sáu ở trường Nguyễn Trãi. Lên lớp chín thì em nghe tin thầy bị giảm
biên chế, đồng thời thầy cũng bị đau dây thanh quản nên khó nói. Từ đó thầy đi
xe ôm kiếm sống, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít để đừng có học trò nào
nhận ra. Nhưng em đã nhận ra thầy khi thầy ngồi đón khách ở ngã tư.Từ đó, em
không tự đạp xe đi học nữa mà đặt mối thầy chở em đi học hết lớp chín, hết phổ
thông, và lên đại học.
Sáng nào đi học em cũng lấy theo 3 phần
ăn, một phần cho em đến lớp ngồi ăn, phần thứ hai biếu thầy , và phần thứ ba là
biếu bà bán vé số nghèo ở góc đường Nguyễn Du. Ngày nào em cũng mua cho bà mấy
tờ vé số, rất mong trúng số, nhưng chẳng hy vọng lắm.
Bố mẹ em hay thắc mắc về hành vi của em,
nhưng vì chiều em nên bố mẹ cũng đồng ý.
Em phát hiện thầy rất yêu nghề dạy học. Dù
không đến lớp nữa, nhưng thầy đã lập một trang web dạy kèm cho tất cả ai bị yếu
toán.
Thầy đã dạy dỗ tận tình, giúp nhiều bạn
lấy lại kiến thức cơ bản toán bị hổng , để các bạn có nền tảng học tiếp. Thầy
tập trung hướng dẫn biết bao học sinh trung học cơ sở trở nên vững về toán.
Thì ra ban ngày thầy chạy xe ôm, ban đêm
thầy lên internet để dạy học miễn phí. Em nhận ra thầy vì cách nói quen thuộc
của thầy vào cuối các buổi học là “các em gắng học để sau này phụng sự cho
đời”. Bây giờ lên mạng thầy vẫn nói câu đó. Trong cuộc đời thực, thầy là chú xe
ôm đen đúa vất vả, nhưng trên mạng thầy vẫn còn uy phong của một thầy giáo tận
tụy hiền lành.
Hình như trời không phụ lòng người, thầy
không biết là em mua mãi rồi cũng trúng số,lúc đó em đang học năm thứ ba. Em
lĩnh tiền rồi đưa hết vào gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Em kiên nhẫn chờ đến hôm
nay.
Hôm nay em đã tốt nghiệp nên sẽ không còn
đi xe ôm nữa mà sẽ tự lái xe máy đi làm.
Em kính biếu thầy một phần số tiền
trúng số của em như chút lòng tri ân của người học trò ngày xưa, mà sự thành
công của em hôm nay đã có không ít ơn thầy trong đó.''
“Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư”
Mai này dù có đi xa, hằng ngày không còn
ngồi trên xe của thầy nhưng em vẫn luôn nhớ về “chú xe ôm” thân thể gầy gò có
trái tim tình người quý báu, và dưới mái tóc đã bạc ấy là một tâm hồn cao cả./.
( st )
Suu tam/PhamBichlan/canada
MATH
A little boy was doing his math homework. He said to
himself, "Two plus five, that son of a bitch is seven.
Three plus six, that son of a bitch is nine."His mother heard what he was saying and gasped, "What are you doing?"
The little boy answered, "I'm doing my math homework, Mom."
" And this is how your teacher taught you to do it?" the
mother asked."Yes," he answered.
Infuriated, the mother asked the teacher the next day,
"What are you teaching my son in math?"The teacher replied, "Right now, we are learning addition."
The mother asked, "And are you teaching them to say two plus two, that
son of a bitch is four?"After the teacher stopped laughing, she answered, "What I taught them was, two plus two, THE SUM OF WHICH, is four
Good old joke
A businessman was confused about a bill he had received, so
he asked his secretary for some mathematical help.
"If I were to give you $20,000, minus 14%, how much would
you take off?" he asked her.
The secretary replied, "Everything but my earrings."56 divisé par 18 ?
Un important homme d'affaires envoie un mail à sa femme professeur de mathématiques:
« Ma très chère épouse, tu comprendras que maintenant que tu as 56 ans
j'ai certaines envies que tu ne peux plus satisfaire.
Je suis très heureux avec toi.
Je te considère comme une merveilleuse épouse, nous avons toujours été complices et sincèrement j'espère que tu ne prendras pas mal ce qui suit.........
Ce soir, je serai à l'hôtel Confort Inn avec ma secrétaire, qui a 18 ans.
Ne t'inquiète pas : je serai de retour à la maison avant minuit
Un peu plus tard il reçoit un mail en réponse :
« Cher époux, j'ai reçu ton mail et je te remercie de ta prévenance.
Je te rappelle que nous avons tous les deux 56 ans...
Je t'informe que je serai ce soir au Novotel avec Pierre, mon prof de tennis, qui, comme ta secrétaire, a aussi 18 ans.
Tu pourras facilement comprendre que nous sommes semblables en cette circonstance mais avec une légère différence mathématique...18 rentre plus de fois dans 56, que 56 dans 18.
En conséquence ne m'attends pas avant demain matin...
Bisous de ta femme qui t'aime et te comprend ».
suu tam
PQTuan
Canada
1. Vật gì sắc bén nhất?
Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác.
2. Nơi nào xa nhất?
Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
3. Cái gì lớn nhất?
Ham muốn là thứ lớn nhất. Nhiều người trở nên khốn khổ vì họ cho phép ham muốn thoải mái. Hãy cẩn thận với ham muốn.
4. Cái gì khó và nặng nhất?
Lời hứa là thứ khó và nặng nhất. Dễ nói nhưng cực kỳ khó làm.
5. Cái gì nhẹ nhất?
Sự khiêm nhường là thứ nhẹ nhất. Người ta rất dễ lãng quên và rời bỏ sự khiêm nhường.
6. Cái gì gần nhất với chúng ta?
Cái chết gần nhất. Nó là tất yếu và có thể đến bất cứ lúc nào.
7. Cái gì dễ làm nhất?
Việc dễ làm nhất là làm người khác đau buồn. Do vậy chúng ta nên thận trọng!
suu tam
Minhnguyet/Vn
Máy may Sinco không rẻ. Ngày xưa trong xóm tôi hình như chỉ có má tôi sở hữu món hàng thời thượng đó.
Từ lúc bắt đầu nhận ra cuộc sống quanh mình, tôi biết má tôi rất tự hào về chiếc máy may Sinco của bà. Theo bà kể, ba tôi mua chiếc máy may đó vào đợt đầu hãng này vào Việt Nam.
Còn nhỏ, tôi vẫn biết tiếng của Sinco khi thi thoảng sau một ngày đi chơi cùng ba mẹ trên đường về nhà lúc trời tối. Xe chạy vòng bùng binh chợ Bến Thành để vào đường Trần Hưng Đạo, tôi thấy trên nóc tòa nhà lớn có hình chiếc máy may Sinco bằng đèn sáng choang đang chạy với cái móc chỉ lên xuống thật sinh động rực rỡ.
Máy may Sinco không rẻ. Ngày xưa trong xóm tôi hình như chỉ có má tôi sở hữu món hàng thời thượng đó. Theo lời má kể, vú đỡ đầu của tôi viết thư xin ba tôi cái máy may Sinco, ba tôi không cho. Thế là bà tuyệt giao luôn với gia đình tôi…
Mỗi sáng má dùng máy may vá mạng quần áo rách hay sứt đường chỉ của chúng tôi. Thỉnh thoảng má đi chợ Nancy mua vải, hoặc người quen đến bán vải, má tự cắt may cho chúng tôi những bộ áo đầm mặc đi lễ, những bộ đồ bộ mát mẻ mặc trong nhà.
Tôi nhớ mỗi buổi chiều nơi hàng ba trò chuyện cùng hàng xóm, hễ thấy người đi lễ mặc áo đầm kiểu là lạ, đẹp mắt là ngày hôm sau má ra chợ mua vải về may cho chị em tôi liền.
Không có may vá, má đặt đầu máy may vào trong thùng chân máy, xếp lại thành chiếc bàn rồi bọc mặt bàn máy may bằng tấm vải dầy in chữ Sinco. Và bàn máy may thành chiếc bàn học của tôi.
Hai bên chiếc bàn là hai hộc kéo ra kéo vào để má đựng suốt chỉ, các cuộn chỉ. Là hộc chị tôi đi làm về tiện tay đặt chiếc ví tiền của chị vào. Là nơi cháu tôi cất đồ cắt móng tay…
Sau khi ba tôi mất, má tôi ít có dịp dùng đến chiếc máy may. Phần vì buồn, phần vì tiền bạc không còn dồi dào khi má tôi vừa lo chị em tôi, vừa gánh cả đám cháu ngoại con của chị Hai đang ở tuổi ăn tuổi lớn…
Sau 1975, chị Tư tôi thất nghiệp. Má phải bán chiếc máy may yêu quý của mình để lấy tiền trang trải cuộc sống. Má dự định bán chiếc Sinco 50 đồng (thời giá lúc đó), mua lại chiếc máy may Singer 30 đồng.
Thế nhưng sau khi xài hết 20 đồng, gia đình ăn lấn sang 30 đồng để mua chiếc máy may Singer cũ. Để rồi chiếc máy may bay vuột khỏi tay má tôi. Tôi biết má rất buồn nhưng bà cố nuốt nước mắt vào trong… Nhất là một lần nhỏ cháu cắt móng tay rồi quay ra sau kêu lên:
– Ý quên, con tưởng còn cái máy may nên định bỏ đồ cắt móng tay vào hộc.
Sau này với thu nhập khiêm tốn của một kỹ sư lỡ vận, một nhà giáo nghèo, tôi cố mua cho má chiếc máy may Singer cũ của người hàng xóm giá 45 ngàn (thời giá thập niên 90 thế kỷ 20).
Chiếc máy Singer kiểu rất cũ, không có thanh treo suốt đánh chỉ. Mỗi lần hết chỉ dưới, má phải lấy chiếc đũa xỏ vào suốt, quấn chỉ mồi rồi đưa suốt vào bánh xe chính, đạp máy để đánh chỉ vào suốt…
Xã hội phát triển, ít ai còn mặc quần áo tự may khi quần áo may sẵn giá rẻ ê hề ngoài chợ. Má dùng máy may vá mạng quần áo cho tôi và các cháu. Đôi mắt má càng yếu đi.
Máy Singer cổ lại không có chiếc đèn nhỏ, có chụp dồn ánh sáng xuống chân vịt của máy để má nhìn rõ từng đường may mũi chỉ, nên dù anh rể thứ Tư của tôi có gắn chiếc đèn trên tường sát máy may, má cũng khó nhìn thấy đường may.
Để rồi một ngày, má xếp gọn chiếc máy may vào góc phòng. Một ngày nữa chị dâu tôi ở rẫy về xin chiếc máy may, tôi vui vẻ cho chị mang về quê. Từ đó, muốn may quần áo, tôi mang đến cô thợ hàng xóm. Quần áo có sút đường chỉ, tôi tự may tay hoặc nhờ người thợ vá quần áo trong xóm giúp dùm.
Giờ đây má không còn nhớ nhiều về quá khứ, cả cái máy may Sinco thuở nào. Nhưng tôi luôn nhớ đôi mắt má như thất thần khi nhìn người ta khiêng chiếc máy may đi. Và tiếng thở dài của má nén vào trong mỗi khi lấy từng đồng tiền dành mua chiếc Singer cũ như dự định để mua thức ăn cho con cháu.
Để rồi dự tính đó như bọt xà phòng. Và mấy chục năm sau, má chẳng còn sức để vui niềm vui may cho con cháu những bộ áo đơn sơ đầy tình yêu thương nữa.
Nguồn: Zing news
suu tam
NTHoang
peda67