Không biết có ai trong
cả tỷ người nghĩ đến người phát minh ra Emails? Chắc là ít ai nghĩ đến
"cha đẻ" của Emails. Người kỹ sư điện tài ba, người sáng tạo ra
Emails, và dấu @ .
Thật ra, trước khi ông
Ray Tomlinson khai sinh dấu hiệu @ vào năm 1970, người ta đã có thể gởi
information qua lại cho nhau, nhưng chỉ gởi và nhận được nếu cùng sử dụng một
máy computer. Không thể gởi data cho một người khác ở ngay phòng bên cạnh nếu
người gởi và người nhận ở hai máy khác nhau.
Anh chàng kỹ sư trẻ, tự
nhận mình là "a nerdy guy from MIT" (trường Đại học Massachusetts
Institute of Technology lẫy lừng khắp thế giới đã đào tạo cho Mỹ nhiều nhà khoa
học tài năng.) cặm cụi làm việc với niềm đam mê của một người "chỉ biết
học thôi chả biết gì" (a nerd).
Ray tốt nghiệp cao học (master degree) về ngành Điện (Electrical Engineer) ở MIT năm 24 tuổi, sau khi đã có cử nhân (bachelor degree) ở Rensselaer Polytechnic Institute vào năm 1963. Thời sinh viên, ông đi thực tập ở IBM và đã làm cho các kỹ sư ở đó khâm phục trí thông minh, và khả năng làm việc của một anh chàng mới bước vào tuổi hai mươi, thiếu cả kinh nghiệm làm việc lẫn kinh nghiệm sống
Ra trường, ông về làm
việc cho Bolt Beranek and Newman((BBN), sau này được Công ty kỹ thuật Raytheon
mua lại. Tomlinson làm ở đó như là một programmer giỏi, một nhà khoa học được
tất cả mọi người kính trọng.
Vào năm 1970, ở tuổi
29, anh kỹ sư trẻ Ray Tomlinson phải làm việc cùng lúc ở hai computer khác
nhau, data không thể gởi từ máy này qua máy kia. Ngoài phận sự của mình, Ray
dành thì giờ nghiên cứu cách gởi data từ các máy khác nhau. Anh dùng tên mình
Ray ở máy 1 gởi cho Ray ở máy 2. Để đơn giản hóa, thay vì dùng chữ
"at", Ray dùng ký hiệu @, có sẵn trên bàn phím. Và việc gửi email từ
máy này tới máy kia thành công. Chính từ đây, mạng lưới email giữa người này
với người khác (Person to person netward email) ra đời và ký hiệu user@host trở
thành mẫu ghi phổ thông cho cách ghi địa chỉ email toàn cầu hiện nay.
Khi tự gởi email cho mình (ở hai máy khác nhau) thành công, Tomlinson chia sẻ với một kỹ sư đồng nghiệp khác. Người này vui mừng, định báo tin cho cấp lãnh đạo. Vốn khiêm nhường như bao nhiêu người có tài khác, Ray ngăn lại "Đừng nói cho ai hết, thật ra đây cũng không phải là việc mà mình phải làm". Nhưng phát minh đó quá tiện lợi, nên "tiếng lành đồn xa", Ray Tomlinson được cấp bằng sáng chế, và là một trong những người quan trọng phát minh ra Emails.
Ông cũng nhận được
nhiều giải thưởng khoa học có giá trị về các nghiên cứu khoa học từ năm 2000
đến năm 2012. Riêng trong giới programmer về Internet, ông được coi là một
trong những nhà phát minh tài năng.
Sau đó, dù luôn khiêm
nhường và thầm lặng, ông nổi tiếng trong giới khoa học, được MIT xếp thứ 4
trong danh sách 150 cựu sinh viên tốt nghiệp MIT là những nhà phát minh có đóng
góp quan trọng nhất cho khoa học.
Ông được mời đi nói
chuyện ở các hội nghị khoa học, là một tên tuổi được kính trọng trong giới high
tech, được các sinh viên trẻ coi như một thần tượng.
Hơn nửa thế kỷ qua, vẫn
ở cùng một công ty, với nhiều thay đổi, các nhà lãnh đạo, đến rồi đi, anh kỹ sư
trẻ Ray Tonlinson, bước vào tuổi trung niên, bạc tóc, vẫn làm việc ở văn phòng
quen thuộc của mình, vẫn yêu những con số, những project khoa học.
Nhà khoa học vẫn sống
lặng lẽ với tình yêu khoa học, và trang trại nuôi một loại cừu nhỏ ở ngoại ô
Ngoài công việc, ông có niềm vui "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" với thiên nhiên và bầy cừu nhỏ của mình. Cả cuộc đời ông gắn liền với tiểu bang New York, nơi ông sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc cho đến lúc ông qua đời vì bệnh tim vào ngày thứ bảy 5 tháng 3 năm 2016.
Raymond Samuel
Tomlinson sinh tại
Khi tự gởi email cho mình (ở hai máy khác nhau) thành công, Tomlinson chia sẻ với một kỹ sư đồng nghiệp khác. Người này vui mừng, định báo tin cho cấp lãnh đạo. Vốn khiêm nhường như bao nhiêu người có tài khác, Ray ngăn lại "Đừng nói cho ai hết, thật ra đây cũng không phải là việc mà mình phải làm". Nhưng phát minh đó quá tiện lợi, nên "tiếng lành đồn xa", Ray Tomlinson được cấp bằng sáng chế, và là một trong những người quan trọng phát minh ra Emails.
Nhà khoa học vẫn sống
lặng lẽ với tình yêu khoa học, và trang trại nuôi một loại cừu nhỏ ở ngoại ô
Ngoài công việc, ông có
niềm vui "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" với thiên nhiên và bầy cừu nhỏ
của mình. Cả cuộc đời ông gắn liền với tiểu bang New York, nơi ông sinh ra, lớn
lên, đi học, làm việc cho đến lúc ông qua đời vì bệnh tim vào ngày thứ bảy 5
tháng 3 năm 2016.
Xin viết lại bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.
No comments:
Post a Comment