Bệnh Thoái Hóa Điểm Vàng Ơ Mắt Người Già
Bệnh thoái hóa điểm vàng ở người già là tình trạng thoái hoá vùng trung tâm của võng mạc- vùng này gọi là điểm vàng (hoàng điểm).
Võng mạc là một lớp tế bào rất nhạy cảm với ánh sáng. Nó nằm phía sau của mắt, có thể so sánh võng mạc như là phim trong máy chụp ảnh vậy. Các tế bào của võng mạc sau khi nhận ánh sáng sẽ chuyển chúng thành loại xung điện thần kinh và gửi đến não. Não có chức năng chuyển những xung điện này thành hình ảnh.
Điểm vàng là vùng tiếp nhận các hình ảnh nằm ở giữa tầm nhìn. Nếu điểm vàng bị tổn thương bạn sẽ không thể nào nhìn rõ những vật ở ngay chính giữa mình. Tuy nhiên thị lực ở hai bên lại không bị ảnh hưởng. Thoái hóa điểm vàng không làm cho bạn bị mù hoàn toàn.
Do đó bạn vẫn có thể làm hầu hết các công việc bình thường hàng ngày. Tuy nhiên việc mất khả năng nhìn thẳng phía trước mặt có thể gây khó khăn trong việc đọc, lái xe… - Thoái hóa điểm vàng là vấn đề thường gặp của người có tuổi và thường ảnh hưởng cả hai mắt, nhưng một mắt sẽ bị trước rồi đến con mắt còn lại. Có hai dạng thoái hóa : ướt và khô .
- Dạng khô:
là dạng thường gặp và thị lực trung tâm mất chậm hơn và ít nguy hiểm hơn. Nguyên nhân là do sự phá hủy dần dần các mạch máu nuôi điểm vàng. Hầu hết dạng thoái hóa điểm vàng khô là bệnh nhẹ và ít nguy hiểm. - Dạng ướt
: nguyên nhân là do mạch máu phát triển dưới võng mạc mỏng và bị rò, máu và dịch thoát ra ( nên mới gọi là ướt) dẫn đến sự hình thành sẹo và phá hủy vĩnh viễn điểm vàng. Hầu hết những người mắc dạng ướt đều đã có bị dạng khô trước đó với nhiều mức độ khác nhau.
Nguyên nhân vì sao chuyển từ dạng khô sang dạng ướt hiện chưa được biết. Hút thuốc lá làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh. Bệnh thoái hoá điểm vàng có xu hướng di truyền. Nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh này thì bạn có nguy cơ bị mắc cao hơn người khác. Bệnh thoái hoá điểm vàng không gây đau. Dấu hiệu đầu tiên là bạn thường than phiền về thị lực của mình. Triệu chứng có thể gồm :
Nhìn mờ
Khi nhìn những đường thẳng thì thấy như gợn sóng chứ không thẳng. Khi đọc chữ thấy chính giữa chữ có một đốm màu đen. Khả năng nhìn các màu sắc giảm. Nếu mới chỉ bị một mắt thì có thể bạn không chú ý vì bạn vẫn dùng cả hai mắt để nhìn !
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, khám mắt bằng đèn chuyên dụng. Có thể bạn phải làm một xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán ( chụp mạch máu có cản quang ).
Xét nghiệm này thực hiện như sau : một chất bắt màu sẽ được tiêm vào tĩnh mạch ở tay. Chất này theo dòng máu sẽ đến các mạch máu của võng mạc. Sau đó hình ảnh mạch máu của võng mạc sẽ được chụp lại. Bác sĩ chuyên khoa về võng mạc sẽ đọc phim này.
- Dạng thoái hóa điểm vàng ướt đôi khi có thể được điều trị bằng cách bít lỗ rò ở mạch máu bằng tia la-de (laser). Điều này giúp phòng ngừa những tổn thương thêm nữa của võng mạc, đặc biệt khi bệnh được phát hiện sớm. Tuy đã bít lỗ rò bạn vẫn có thể bị mù một điểm nhỏ khi nhìn những vật ngay phía trước. Khi điều trị, bác sĩ sẽ đưa vào cơ thể
một chất làm cho những mạch máu bất thường nhạy cảm hơn với tia la-de. Sau khi điều trị bạn sẽ được hướng dẫn đặc biệt để tránh ánh sáng mặt trời trong một thời gian - Dạng thoái hóa điểm vàng khô hiện nay chưa có cách điều trị. - Một số bác sĩ nghĩ rằng uống nhiều một số vi-ta-min hay khoáng chất có thể làm chậm việc mất thị lực.
Điều này đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về khả năng này. Những chất này có thể tìm thấy trong các loại trái cây và rau củ vốn cũng rất cần cho sức khỏe. Tuy vậy một số chất có thể gây nguy hiểm khi dùng nhiều. Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng những chất này. - Khi bạn bị thoái hoá điểm vàng của mắt, một số phương tiện trợ giúp có thể có ích cho các hoạt động thường ngày.
Ví dụ : Kính lúp Thiết bị giúp xem ti-vi được rõ. Ổ khóa và điện thoại có chữ số lớn. Các văn bản, tài liệu in với chữ to. - Hãy hỏi bác sĩ về những dụng cụ trợ giúp này. Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng về thị lực có thể giúp bạn một số kỹ năng, kỹ thuật mới trong nhiều hoạt động nhằm hạn chế những khó khăn do giảm khả năng nhìn. Báo bác sĩ khi thị lực thay đổi dù nhỏ. Khi có những triệu chứng như nhìn mờ, nhìn đường thẳng bị cong, có điểm mù khi nhìn hoặc không thấy được màu.
Khám mắt toàn diện mỗi 2 hoặc 3 măm. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) hoặc có tiền sử gia đình có bệnh về mắt thì nên đi khám mắt ít nhất một năm một lần .
Văn Phòng Bác Sĩ Ngô Bá Định
No comments:
Post a Comment