Giống như thở, con người luôn chợp mắt không ngừng nghỉ. Trung
bình một người lớn chợp mắt khoảng 12 lần mỗi phút. Nhưng mặc dù ai cũng biết
lợi ích quan trọng của việc thở, chợp mắt lại không đem lại lợi ích rõ ràng như
thế. Trên thực tế, chợp mắt làm chúng ta mất đi khả năng tiếp nhận 10% dữ liệu
hình ảnh hàng ngày. Vậy tại sao con người lại chợp mắt?
Bôi trơn
Mỗi lần chợp mắt,
một hỗn hợp các chất được tiết ra từ khóe mắt có tác dụng rửa sạch và bôi trơn
“cỗ máy” phức tạp của đôi mắt chúng ta. Hỗn hợp này bao gồm dầu và các chất
nhờn, giúp cho con ngươi khỏi bị khô. Và giống như Shakespeare đã thơ thẩn,
“đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, tâm hồn đó có thể bị phá hủy nếu như không
ngăn được bụi bẩn từ bên ngoài. Vì thế việc chợp mắt giúp bảo vệ những phần nhạy
cảm của bộ phận này khỏi những phân tử bụi.
Lớp bảo vệ này
được gia cố thêm với sự hiện diện của lông mi, để giúp giữ lại những mảnh vụn,
bạn tưởng tượng giống như một con diều bị mắc trên cây vậy. Ngoài việc bảo vệ
mắt khỏi bụi bẩn, hành động này còn giúp ngăn ngừa mắt phải tiếp xúc trực tiếp
với những yếu tố có hại, như ánh sáng chói lòa. Điều này giải thích tại sao
chúng ta thường chợp mắt nhiều hơn vào những ngày nhiều gió hoặc hong khô.
Nhưng câu hỏi đặt
ra là mặc dù một lần chớp mắt chỉ mất khoảng một phần mười giây, việc mất đi
10% thị giác trong ngày có ảnh hưởng tới hoạt động của chúng ta không? Tại sao
con người không mất thị giác hoàn toàn khi chớp mắt? Câu trả lời cho việc này
khá thú vị.
“Ngắt” sự tập
trung
Bộ não cực giỏi
trong việc đánh lừa chúng ta. Lí do tại sao chúng ta không mất thị giác hoàn
toàn khi chớp mắt cũng một phần giống như việc bạn không thể nhìn thấy mũi của
chính mình, kể cả khi nó đứng ở vị trí chình ình ngay đằng trước. Bộ não của
chúng ta chủ động bỏ qua nó, như thể nó không ở đó. Tương tự như vậy, một
nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não đã chủ động ngắt tạm thời khi chúng ta chợp
mắt, giúp cho chúng ta không cảm nhận được bóng tối khi chợp mắt, như thể
hành động này chưa bao giờ diễn ra.
Não bộ cũng sẽ bị mù
tạm thời mỗi khi mắt chúng ta di chuyển. Để hạn chế việc tầm nhìn bị mờ đi,
hình ảnh được ức chế trong cầu mắt mỗi khi nó di chuyển. Hiện tượng này được
gọi là Saccadic Masking (chưa biết dịch là gì)
Theo các nhà nghiên cứu, chớp mắt xảy ra tại “điểm ngắt”, khi
việc xử lí các nhận thức cũng như sự chú ý có thể tạm thời được buông lỏng và
gợi lại sau đó. Một số ví dụ bao gồm việc dừng hoàn toàn khi đang đọc sách hoặc
nghe nhạc. Tuy nhiên, chớp mắt không chỉ xảy ra tại những điểm ngắt rõ ràng, mà
còn tại những điểm ngắt không rõ ràng (điểm ngắt ngầm) như khi một ai đó đang
xem video. Có những thời điểm bộ não sẽ chủ động nén sự chú ý khi nó biết rằng
những sự kiện sẽ không xảy ra, như việc hết phân cảnh của nhân vật chính chẳng
hạn.
Để chứng minh
điều này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra trên 10 người bằng cách cho họ xem vài
tập của bộ phim hài nổi tiếng Mr. Bean trong khi được theo dõi bởi máy quét
fMRI (máy quét não). Những hình ảnh ghi nhận được cho phép họ tính toán tần
suất hoạt động của vỏ não của mỗi đối tượng khi anh ta hoặc cô ta nháy mắt
trong khi đang xem phim.
Kết quả cho thấy
hoạt động tại những khu vực gắn liền với sự chú ý giảm mạnh ngay thời điểm
trước khi đối tượng chớp mắt, và cùng lúc nhận thấy có sự tăng vọt tại khu vực
DMN (Default Mode Network, một mạng lưới của não hoạt động mạnh khi con người
không tập trung vào thế giới xung quanh. Chi tiết mời bạn đọc Wikipedia). Nói
cách khác, khi chúng ta nháy mắt, những hoạt động trong mạng lưới điều khiển sự
chú ý, giúp chúng ta nhận ra những thay đổi về môi trường bên ngoài sẽ bị ức
chế. Tuy nhiên, để giữ cho các mạng lưới khác hoạt động, DMN sẽ lên nắm quyền
điều khiển. Khi chúng ta mở mắt ra, mạng lưới chú ý hoạt động trở lại và chúng
ta sẽ nhận được những trải nghiệm như trước đó, như thể việc chớp mắt chưa hề diễn
ra.
Tuy nhiên, để
chắc chắn rằng đây là những dấu hiệu chỉ xuất hiện khi chúng ta chớp mắt chứ
không phải là sự ngắt quãng hình ảnh của bộ phim, các nhà nghiên cứu chủ động
đưa vào bộ phim những hình ảnh tối đen và tiếp tục quan sát. Những hình ảnh này
xuất hiện chỉ đúng 1/10 giây, bằng thời gian chúng ta chớp mắt. Kết quả so sánh
hoạt động của mạng lưới DMN khi các đối tượng chợp mắt và khi họ nhìn thấy hình
ảnh tối đen cho thấy DMN sáng hơn trong trường hợp đầu tiên – điều này nghĩa là
phần vỏ não hoạt động mạnh hơn khi đối tượng đó chớp mắt.
Chớp mắt dường
như đem lại cho chúng ta một quãng nghỉ ngơi ngắn trong quá trình dài làm việc
tập trung cao độ. Mệt mỏi chính là lí do tại sao chúng ta chớp mắt nhiều hơn
khi đã đọc sách trong nhiều giờ liên tục. Và nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng tần
suất chớp mắt sẽ ít hơn nhiều khi chúng ta mới bắt đầu đọc.
Và đó là lí do
tại sao chúng ta chớp mắt!
Từ Scienceabc
internet search
No comments:
Post a Comment