HAPPY INDEPENCE DAY



Happy INDEPENDENCE DAY - JULY 4TH *** HAPPY BIRTHDAY

Le thi Khanh July 01 Huynh t Bich Lien july 23 ******* Mến chúc Các Bạn vui ngày sinh nhật cùng gia đình ,nhiều sức khoẻ và luôn may mắn NgocDung và nhom peda 67

Saturday, October 31, 2020

MẮT THU MƯA




Anh bảo tháng qua trời mưa mau,
Nẻo đường trơn trợt chẳng thăm nhau,
Mắt thu giọt lệ rưng rưng đọng,
Tình anh nông cạn thế thôi sao?

Hôm nào anh nói nắng hay mưa,
Gặp nhau từng bữa vẫn chưa vừa,
Hôm nay mưa gió nhiều ngăn trở,
Hay bởi tình em bỗng dư thừa?

Hôm xưa anh bảo mắt em xinh,
Đẹp tựa hồ gương nắng lung linh,
Dặn em đừng khóc khi xa vắng,
Vì lệ xóa màu nắng thủy tinh.

Anh bảo chẳng bao giờ cách ngăn,
Em chớ u hoài ngại mây giăng,
Vì bởi tình ta là chung thủy,
Dòng đời thanh thản đẹp sao trăng,

Tình ta như đêm trời sáng sao,
Còn dải Ngân Hà còn nguồn sao,
Đừng buồn lúc vầng dương thấp thoáng,
Đêm về trời lại sáng trăng sao,

Như tình tri kỷ không đổi dời,
Tâm tình như một dẫu hai người,
Yêu em anh giữ lòng chung thủy,
Mưa nắng giao hòa, tình chơi vơi.

Bây giờ văng vẳng lời mênh mang,
Sao bỗng nghẹn ngào chuyện đá vàng,
Tháng qua trời mưa anh không đến,
Hôm nay nắng vàng anh chẳng sang.

Trách trời mưa gió đường khó khăn,
Hay bởi dòng đời tạo cách ngăn,
Hay vì lòng người nhiều thay đổi,
Nên mắt hồ thu ngập mây giăng. 

Huỳnh Anh Trần-Schroeder



Friday, October 30, 2020

Mùa Thu Nghệ Sĩ- Thơ Huỳnh Anh Trần-Schroeder

 


                                                            Mùa lá đổ, vàng bay lả tả,
                                                            Mưa bay bay, giọt ngọc, hạt ngà,
                                                            Đậu suối tóc làm vương miện sáng,
                                                            Lá luyến lưu quyện gót hài hoa.

Mùa thiên nhiên đổi thay sắc áo,
Áo muôn màu, áo đẹp thanh tao,
Vàng, son, đỏ, tím, nâu, hổ phách,
Cho lòng người tâm tưởng nao nao.

Nửa tiếc thương hạ nồng biển xanh,
Hàng liễu dương soi bóng dòng thanh,
Nửa vịnh thu muôn màu sắc lá,
Giọt bụi mưa lóng lánh cây cành.

Tiết thu sang, gió hiu hiu thổi,
Khắp giang hà, rừng thẳm, núi đồi,
Mây bàng bạc khung trời giăng mắc,
Cho cõi lòng vương vấn bồi hồi,

Thu thiên nhiên thương mùa long đong,
Thương đất hiền trước chuyến vào đông,
Thương lòng người sẽ sầu ấm lạnh,
Bừng sắc hương, dâng phút ấm lòng.

Qua bốn mùa thiên nhiên thay đổi,
Trọn chu kỳ lão hóa đấp bồi,
Người thế nhân dọn lòng thanh tịnh,
Nghiệm đất trời dinh dưỡng hồi sinh. 

Thu về ngập tâm hồn nghệ sĩ,
Người họa tranh, kẻ dệt nhạc thi,
Mặc ai u hoài thu hoang lạnh,
Ta vịnh thu như kẻ tình si.

Nên mỗi năm khi gió lang thang,
Lòng bâng khuâng đón bước thu sang,
Tình nghệ sĩ đâm đà lãng mạn,
Nhìn sắc thu  ngơ ngẩn tâm cang.

Ai sầu khổ tuổi thu ngoài ngõ
Tiếc giang đầu, sóng nước, nhịp đò,
Đường dĩ vãng còn dài tiếc nuối,
Đường tương lai chỉ thấy âu lo,

Ta thanh thản nhìn đời đổi thay,
Tâm chấp nhận chuyến đi an bài,
Tìm hương sắc mỗi mùa nhân dạng,
Vịnh ân tình mỗi phút bằng an.

Nhân sinh quan tùy lòng lãng tử,
Ta không cầu người cùng tâm tư,
Mỗi người chọn con đường ưu ái,
Ta nghiệm đời là sóng nhân từ.

Nên đường đời lướt khoảng phong ba,
Giữ vào lòng hương sắc sâu xa,
Của tình người mùa nồng, mùa giá,
Như bốn mùa thiên nhiên bao la.

Huỳnh Anh Trần-Schroeder

Charles de Gaulle : un porte-avions modernisé



Charles de Gaulle : un porte-avions modernisé (#JDEF) - YouTube
Date: 29 juin 2020 à 06:20:01 UTC+2


suu tam
NThaihoang
Canada

Thursday, October 29, 2020

Hình ảnh xưa có ghi chú



Một công phu sưu tầm và ghi chú không thể bỏ qua!

Những Hình Ảnh Hiếm Về Sài Gòn Xưa

suu tam
Chinh/Hue
Brisbane
Australie 

Wednesday, October 28, 2020

Tuesday, October 27, 2020

Câu chuyện đằng sau bức ảnh làm rúng động thế giới

 Vị bác sĩ với đôi mắt thâm quầng lo lắng theo dõi tín hiệu sinh tồn của người đàn ông trên bàn mổ, đằng xa nữ y tá ngủ gục sau ca phẫu thuật ghép tim kéo dài 23 giờ.


Gần 30 năm trôi qua, trái tim người thầy thuốc đã ngừng đập nhưng bệnh nhân được ông cứu sống vẫn còn sống.

Không đơn thuần tái hiện nỗi vất vả của đội ngũ y tế, tác phẩm của nhiếp ảnh gia James Stansfield trên hết truyền tải mối liên kết đặc biệt giữa bác sĩ và người bệnh.

       cau-chuyen-dang-sau-buc-anh-y-te-rung-dong-the-gioi
Bức ảnh lịch sử ghi lại khoảng khắc sau ca ghép tim 23 giờ do bác sĩ Regila phụ trách. Ảnh: James Stansfield.

TheoTruth Inside of You, vị bác sĩ trong ảnh là Zbigniew Religa, người thực hiện ca ghép tim đầu tiên tại Phần Lan năm 1985. Hai năm sau, với tư cách Trưởng khoa Tim mạch tại Zabrze, ông quyết định nhận phẫu thuật cho Tadeusz Zitkevits 61 tuổi sau khi hàng loạt bác sĩ từ chối với lý do bệnh nhân quá già.

Ca phẫu thuật được đánh giá quá khó nếu không muốn nói là bất khả thi, song Regila chẳng hề nao núng. Tháng 8/1987, tìm được quả tim thích hợp cho Zitkevits, vị bác sĩ lập tức lên lịch mổ. Trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, ca ghép tim kéo dài 23 giờ đồng hồ kết thúc thành công. Nhiếp ảnh gia người Mỹ James Stansfield có mặt tại bệnh viện đã kịp thời ghi lại giây phút Religa căng thẳng theo dõi tín hiệu sinh tồn của Zitkevits và một nữ y tá ngủ gục vì mệt mỏi ở đằng xa.

              cau-chuyen-dang-sau-buc-anh-y-te-rung-dong-the-gioi-1
Zitkevits bên bức ảnh lịch sử. Ảnh: Super Express.

Sau ca ghép rúng động thế giới, bác sĩ Regila tiếp tục cống hiến cho lĩnh vực tim mạch nước nhà cho đến khi qua đời ngày 8/3/2009. Cả Zitkevits lẫn Stansfield đều đến dự đám tang của ông.

Zitkevits, năm nay bước sang tuổi 90, chưa bao giờ quên ơn người thầy thuốc năm xưa và lưu giữ tấm ảnh trong phòng mổ như bùa hộ mệnh. Tác phẩm của Stansfield trở thành khoảnh khắc lịch sử và được kênh National Geographic bình chọn là tấm ảnh đẹp nhất năm 1987.

Minh Nguyênsưu tầm 

suu tam
PQT
Canada

Monday, October 26, 2020

Sunday, October 25, 2020

Nat King Cole - Fascination - 61 Unforgettable Actresses in The 50’s



 Nat King Cole - Fascination - 61 Unforgettable Actresses in The 50’s



suu tam
MNLam
Cali

Saturday, October 24, 2020

Kinh ngạc thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị nghiên cứu tiến sĩ

Một cậu bé 9 tuổi từ Bỉ với khả năng đặc biệt sẽ trở thành người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học và chuẩn bị theo học tiếp bậc tiến sĩ. 
   
Laurent sẽ trở thành người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học ở tuổi lên 9. (Ảnh: Telegraph)
Theo Telegraph, Laurent Simons, 9 tuổi, có chỉ số IQ 145. Nam sinh nhỏ tuổi này dự kiến sẽ hoàn thành bằng kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven, Hà Lan vào tháng sau và trở thành người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Kỷ lục được thiết lập trước Laurent là Michael Kearney, sinh viên tốt nghiệp Đại học Alabama vào năm 1994, khi mới 10 tuổi.
Ngành kỹ thuật điện mà Laurent sắp tốt nghiệp được cho là chuyên ngành khó ngay cả đối với các sinh viên học đúng lứa tuổi. Điều đáng kinh ngạc là Laurent mới bắt đầu học đại học từ tháng 3 năm nay, tức là mất chưa đầy 9 tháng để tốt nghiệp.
Laurent bắt đầu học tiểu học từ năm 4 tuổi, sau đó kết thúc bậc học này trong vòng một năm, trước khi hoàn thành tiếp chương trình học 5 năm chỉ trong 12 tháng. 6 tuổi, Laurent bước vào trường cấp 3 và chỉ một năm sau đó, cậu bé bắt đầu dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y học Học thuật ở Amsterdam.
Laurent được so sánh với các thiên tài như Albert Einstein và Stephen Hawking. Cậu bé 9 tuổi có thể nói được 4 ngôn ngữ.
Mặc dù có năng khiếu đặc biệt với khả năng học nhanh hơn so với người bình thường, song Laurent vẫn gặp một số khó khăn trong quá trình đi học. Laurent yêu thích môn toán và khoa học, nhưng ở trường cấp 3 cậu buộc phải học những cuốn tiểu thuyết rất dài với nội dung lãng mạn.
“Các cuốn tiểu thuyết trong trường không phải là thứ cháu thích. Nhưng cháu thích Shakespeare. Tiểu thuyết đó có hành động và không quá lãng mạn”, cha của Laurent tiết lộ.
 
Laurent chụp ảnh cùng cha Alexander, 37 tuổi, và mẹ Lydia, 29 tuổi. (Ảnh: PA)
Những người làm việc trong trường mô tả Laurent là “phi thường”. Giáo viên của Laurent cho biết sinh viên “nhí” này thông minh gấp 3 lần so với sinh viên thông minh nhất của ông.
“Cậu bé thông minh hơn gấp 3 lần so với sinh viên giỏi nhất mà tôi từng gặp trong suốt sự nghiệp dạy học lâu năm của tôi. Cậu ấy còn đạt được cấp độ giải pháp mà nhiều sinh viên trưởng thành chưa bao giờ làm được”, Giáo sư Peter Baltus, người dạy Laurent tại Đại học Eindhoven, cho biết.
Alexander Simons, cha của Laurent, nói với CNN rằng con trai anh đang lên kế hoạch học tiếp bậc tiến sĩ về ngành kỹ thuật điện, đồng thời học luôn một bằng y khoa. Laurent mang hai dòng máu Hà Lan - Bỉ và đang sống ở Amsterdam, Hà Lan.
“Cháu thực sự muốn tới California (Mỹ), thời tiết ở đó rất đẹp”, Telegraph dẫn lời Laurent nói.
Hiện các giáo sư từ các trường đại học hàng đầu ở Mỹ vẫn đang tìm cách thuyết phục Laurent, một cậu bé thích chơi trò chơi điện tử, theo học các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ. Một số giáo sư thậm chí giao việc luôn cho Laurent sau khi phỏng vấn cậu bé qua Skype.
“Chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh để nhận cháu vào các chương trình học. Nếu cháu tới Mỹ, chúng tôi sẽ đi cùng và phải chia thời gian của chúng tôi cùng với ông bà của cháu. Tuy nhiên, Oxford và Cambridge (Anh) cũng là những nhóm trường tốt. Và ở đó thuận tiện hơn nhiều cho chúng tôi”, cha của Laurent, một bác sĩ nha khoa người Bỉ, nói.
Năng lực đặc biệt
 
Laurent đam mê toán học và khoa học. (Ảnh: Telegraph)
Bố mẹ của Laurent, Lydia và Alexander Simons, từng nghĩ rằng ông bà của cậu bé đã phóng đại khi nói cháu trai họ là một thiên tài. Tuy nhiên, ngay cả các giáo viên cũng đồng tình với điều này.
“Họ đã chú ý một điểm gì đó rất đặc biệt về Laurent”, mẹ của Laurent cho biết.
Các giáo viên đã thực hiện nhiều bài kiểm tra để đánh giá tài năng của Laurent.
“Họ nói với chúng tôi rằng thằng bé giống như một miếng bọt biển”, Alexander cho biết, ngụ ý tới khả năng tiếp thu của con trai.
Mặc dù Laurent xuất thân từ một gia đình bác sĩ, song cha mẹ của cậu bé cũng không thể lý giải việc con trai họ có khả năng học nhanh đến như vậy. Tuy nhiên, Lydia có cách giải thích của riêng mình.
“Tôi đã ăn rất nhiều cá trong lúc mang thai”, mẹ của Laurent chia sẻ.
 
Laurent cũng có những sở thích của một đứa trẻ như chơi đùa với chó. (Ảnh: Instagram)
Đại học Công nghệ Eindhoven cho phép Laurent hoàn thành chương trình đại học nhanh hơn so với các sinh viên khác. Theo Sjoerd Hulshof, giám đốc giáo dục về ngành kỹ thuật điện của Đại học Công nghệ Eindhoven, các sinh viên đặc biệt như Laurent có thể kết thúc bậc học sớm và nhà trường cũng sẵn sàng điều chỉnh chương trình học cho các sinh viên này.
“Laurent là sinh viên nhanh nhất mà chúng tôi từng gặp. Cậu ấy không chỉ siêu thông minh mà còn là một chàng trai biết cảm thông”, ông Sjoerd nhận xét.
Mặc dù Laurent có khả năng học nhanh hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, song bố mẹ của Laurent không ngăn cản con trai tự làm những thứ mình muốn.
“Chúng tôi không muốn cháu quá căng thẳng. Cháu có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn. Chúng tôi cần tìm ra sự cân bằng giữa việc cháu là một đứa trẻ với tài năng của cháu”, Alexander cho biết.
Laurent thích chơi với chú chó Sammy của mình và chơi điện thoại, cũng như nhiều đứa trẻ khác. Ngoài ra, Laurent cũng thích xem các cuộc đua công thức một.
Tuy nhiên, khác với các bạn cùng lứa, Laurent đang nỗ lực để thực hiện điều mà cậu bé muốn làm, đó là phát triển các bộ phận nhân tạo cho cơ thể người. Ước mơ của Laurent là trở thành phi hành gia và bác sĩ phẫu thuật tim vì ông bà của Laurent đều bị bệnh tim.
“Mục tiêu của Laurent là học tiến sĩ về quá trình kéo dài sự sống, bằng cách tiến hành các cuộc nghiên cứu về các bộ phận nhân tạo và robot”, cha của Laurent cho biết thêm.
 suu tam
Chinh/Hue
Australia