Những loại hạt bạn nên bỏ:
Hạt ổi
Ổi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn luôn cả phần
hạt mà không nhai kĩ, hạt ổi cứng rơi xuống vào dạ dày sẽ không tiêu hóa được
nên dễ gây đau dạ dày. Đặc biệt có trường hợp hạt ổi đi lạc và rơi nhầm vào
ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp rất nguy hiểm. Do đó, khi ăn ổi bạn nên nhai
thật kĩ hạt, nếu không nhai được thì tốt nhất nên bỏ hạt đi. Đặc biệt, nếu bị
bệnh dạ dày thì càng cần phải tách bỏ hạt ổi để tránh làm bệnh nặng thêm.
Hạt cà chua
Cà chua là loại quả chứa nhiều lycopene rất tốt cho nam giới vì nó có thể giúp
các quý ông phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, cà chua cũng có nhiều
lợi ích cho sức khỏe như làm giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu, chống độc
tố trong cơ thể... Tuy nhiên, hạt cà chua lại không được khuyến khích tiêu thụ
vì khi vào đường ruột, hạt cà chua rất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. Hơn nữa, trong
quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua dễ lọt vào ruột thừa
gây viêm ruột thừa.
Hạt táo
Hạt quả táo có chứa một loại hợp chất là cyanide (một loại đường độc) được gọi
là amygdalin. Ngoài táo, một số loại hạt quả khác cũng có chứa loại chất độc
này là đào, mận, mơ, hạnh nhân, cherry... Khi bị ngộ độc hạt táo có thể có
triệu chứng run rẩy, co giật, chóng mặt, buồn nôn, nôn, bồn chồn, tim đập
nhanh, cơ thể yếu ớt và đau đầu. Một lượng lớn chất cyanide có thể gây khó thở,
hôn mê, suy hô hấp, huyết áp thấp, co giật, tổn thương phổi hoặc thậm chí tử
vong. Những người sống sót khi bị ngộ độc nặng có thể để lại di chứng tổn
thương tim và não. Tuy nhiên, chẳng may nuốt phải một vài hạt táo sẽ không gây
ngộ độc, chúng chỉ có thể gây ngộ độc khi nhai vỡ hạt và nuốt với số lượng
nhiều.
Hạt dưa leo
Trong phần ruột và hạt dưa leo có chứa một chất lợi tiểu ở mức độ nhẹ không gây
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên, khi được tiêu hóa với số lượng lớn,
thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, khiến cơ thể rơi
vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, hạt dưa leo không được nhai kĩ
cũng gây khó tiêu, đầy bụng.
Hạt ớt
Quả ớt tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng các chuyên gia không
khuyến khích chúng ta ăn cả phần hạt. Do chất cay trong hạt thường cao hơn phần
thịt, trong khi đó hạt ớt rất dễ bị dính vào thành ruột, thành dạ dày nên sẽ
gây tổn thương niêm mạc và bỏng rát dạ dày. Hơn nữa, khi ăn ớt, chúng ta thường
không nhai nát hạt nên hạt không tiêu hóa được gây khó tiêu, chướng bụng, táo
bón và đau dạ dày.
Hạt cà pháo
Do có vỏ khá cứng nên hạt cá pháo khi ăn vào cũng sẽ dễ gây khó tiêu hóa. Ngoài
ra, hạt cà pháo còn có lông nhỏ nên có thể gây ho cho người ăn. Một lưu ý thêm
là do cà pháo có chứa nhiều chất solanin rất dễ dẫn tới ngộ độc và vì vậy, bạn
không nên thường xuyên ăn cà pháo muối xổi hoặc muối chưa thật kỹ.
Hạt anh đào
Tương tự như hạt táo, hạt của quả anh đào cũng rất độc vì nếu bị nhai vỡ và đi
vào ruột chúng có thể sản sinh ra axit prussic (hydrogen cyanide). Các chuyên
gia lưu ý thêm, loại chất này cũng sản sinh nếu bạn nhai phải hạt mận, đào. Mặc
dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng. Ngộ độc do hạt anh đào chỉ xảy ra nếu
bạn nhai, nuốt hạt. Anh đào cũng như những loại quả đào, mận hoàn toàn an toàn
nếu bạn không nhai vỡ hạt, thậm chí nuốt chửng vài hạt cũng không vấn đề gì.
Hạt na
Quả na là loại trái cây thơm ngon, ngọt mát. Nhưng theo các chuyên gia, hạt quả
na cũng giống như thuốc độc, có thể gây ngộ độc qua đường uống. Tuy nhiên, nếu
khi ăn chẳng may nuốt phải hạt thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì hạt na có
vỏ dày và rất cứng bao bọc nhân hạt, do đó không thể gây ngộ độc cho bạn. Nhiều
người còn có thói quen sử dụng hạt của loại quả này để diệt trừ chấy, ngâm quần
áo đề diệt rận… và tất cả những việc này đều không tốt cho sức khỏe.
Thế nên việc bỏ hay không bỏ hạt một số loại trái cây quen thuộc cũng là một
kiến thức mọi người cần nắm vững. Hi vọng những thông tin như trên sẽ giúp bạn
hiểu đúng tác dụng - tác hại từ hạt của các loại trái cây vừa giúp phòng tránh
một số bệnh vừa tránh lãng phí những chất dinh dưỡng tự nhiên giúp cơ thể luôn
khỏe mạnh.
Minh Tú
suu tam
PBLan./canada
No comments:
Post a Comment