Hỏi:
Tôi gần đây rất hay bị chuột rút, nhất là lúc trở mình vào ban đêm. Xin cho biết bệnh và thuốc nào có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút? Và tôi phải làm gì để tránh bị chuột rút?
Đáp:
Chân bị vọp bẻ (chuột rút) vào ban đêm, tiếng Anh gọi là “nocturnal leg cramps,” rất thường gặp ở người lớn tuổi và không phải là hiếm gặp ở người trẻ hơn. Tuy gây khó chịu, mất ngủ, nhưng chứng này thường không nguy hiểm.
Thường thì chuột rút chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng ê đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.
Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên “khó chịu,” dễ bị kích thích hơn. Điều này làm cho bắp thịt bị co bóp và đọng chất calcium ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.
Nguyên nhân thường gặp nhất cuả chứng vọp bẻ là… không có nguyên nhân rõ ràng (idiopathic – tự phát). Ngoài ra, các nguyên nhân có thể gặp là:
-Sự thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như calcium, magnesium, sodium, potassium. Điều này có thể xảy ra sau khi thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu (để chữa cao huyết áp hay sưng phù), khi có bầu (có thể do thiếu chất magnesium)…
-Ngồi lâu, tư thế cuả chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân (flat feet).
-Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
-Đôi khi, một số bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt (myopathies), các rối loạn về thần kinh (neuropathies) cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
Việc đầu tiên là phải xem xem ta có bị các yếu tố nào như đã kể trên hay không, để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định bằng cách thử máu. Uống sữa hoặc một hai viên calcium mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống calcium) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi – dễ bị loãng xương. Ở người lớn tuổi, cảm giác khát thường giảm đi, và do đó, có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
Những người ít vận động có thể thử ngừa chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ (stationary bicycle) một ít phút buổi tối trước khi đi ngủ.
Các bài tập đơn giản làm căng (stretch) bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể làm tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một thước, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phiá trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra. Giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lập lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần.
Một số điều khác cũng có thể có ích là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần để ý mang giày vừa vặn và thích hợp. Người Việt Nam chúng ta thường mang săng đan hoặc giày ba ta đế phẳng mềm khi đi bộ, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết, cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân. Chúng ta nên dùng các loại giày đi bộ đế cứng, loại tương đối tốt.
Khi đã bị chuột rút, lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên cũng có thể giúp ích.
Một số phương pháp đơn giản khác đôi khi cũng có thể giúp ích là đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá.
Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Trước đây, thuốc thường được dùng nhất là “ký ninh” (Quinine – ở Việt Nam thường được dùng trị sốt rét) dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên thuốc này nay không còn được dùng trong trường hợp này, vì có thể gây loạn nhịp tim, dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân.
Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có thể sẽ đươc bác sĩ cho dùng thử. Các thuốc này có thể là thuốc làm giãn bắp thịt, vitamin E, diphenhydramine, Verapamil, Chloroquine. Gabapentin… Các thuốc này thường chỉ dùng theo kinh nghiệm, chứ chưa được chứng minh một cách khoa học bằng các nghiên cứu. Có thuốc có hiệu quả ở người này nhưng lại không có hiệu quả ở người khác.
Điều quan trọng là mỗi thuốc đều có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm (tùy theo từng trường hợp riêng biệt) và được dùng ở liều thích hợp cho từng người và từng bệnh khác nhau. Nếu không được theo dõi bởi bác sĩ, không nên tự tiện dùng thuốc dù mua không cần toa bác sĩ hoặc “mượn” thuốc của người quen.
Nếu thử các biện pháp không dùng thuốc mà vẫn chưa thấy bớt, ta nên đến bác sĩ để được thăm khám, thử máu, và được kê toa thích hợp.
Nếu không chỉ là chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà là đau, chuột rút thường xuyên khi đi bộ, đó có thể là triệu chứng của nghẽn các động mạch đến chân. Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách giảm huyết khối
Nếu một ống nước không được làm sạch, các vết bẩn sẽ bám chặt
vào thành ống, gây nên tắc nghẽn và trầm tích. Sau một thời gian dài, ống nước sẽ bị hư hỏng và rò rỉ.
Mạch máu của chúng ta cũng vậy; tất cả các mạch máu trong cơ thể đều được liên kết với nhau, với tổng chiều dài hơn 150.000 km. Với một “đường ống” dẫn máu dài như vậy, đương nhiên, rất dễ bị tắc nghẽn. Khi nó bị tắc, cơ thể có thể “sụp đổ” ngay lập tức. Theo thống kê, tử vong do bệnh huyết khối gây ra chiếm 51% trong tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới, vượt xa khối u, chết vì bệnh truyền nhiễm, và các bệnh khác gây ra bởi hô hấp và khí quản.
Huyết khối tắc ở đâu đều có thể gây ra tử vong
“Thủ phạm” đầu tiên gây tắc nghẽn mạch máu chính là tắc động mạch hay còn gọi là “cục máu đông”, nó giống như nút chai tắc nghẽn các mạch máu trong cơ thể.
Trong điều kiện bình thường, cơ thể sẽ tự phá vỡ những cục máu đông, nhưng do tuổi tác, căng thẳng cuộc sống, ít vận động và các lý do khác, quá trình phá vỡ cục máu đông của cơ thể bị chậm lại. Một khi huyết khối không thể bị phân hủy, nó sẽ tích tụ trên thành mạch máu và có thể di chuyển trong dòng lưu thông máu.
Tắc động mạch bất luận ở đâu, cũng đều có thể ảnh hưởng tính mạng.. Nếu tắc động mạch tại động mạch cổ, có thể dẫn đến nhồi máu não.
Nếu cục máu đông đi tới đường ruột có thể gây chảy máu ruột, ruột thiếu máu hoại tử, không kịp thời cứu chữa sẽ dẫn đến tử vong. Cục máu đông chạy tới thận, có thể dẫn đến tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc.
Phương pháp điều trị trong 10 giây
Chỉ 10 giây nhưng có thể giúp làm sạch mạch máu và ngăn ngừa huyết khối. Thực hành động tác này, thông qua sự chuyển động của khớp mắt cá chân, đóng vai trò như một máy bơm, tăng tuần hoàn máu ở các chi dưới và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối.
Phương pháp cụ thể
Dùng toàn bộ sức kéo gập bàn chân trong 10 giây sau đó lại dùng toàn bộ sức kéo căng , làm đi làm lại, trước khi bị đau thì hạ xuống, không giới hạn số lần, càng nhiều càng tốt.
Mỗi lần kéo gập chân, kéo căng chân cố gắng đạt đến biên độ lớn nhất, động tác phải dùng hết sức có thể từ từ chậm rãi, 2 chân cùng thực hiện đồng thời hiệu quả sẽ càng cao.
Các bài thuốc tự nhiên
Trong hoạt động thường nhật, mọi người cũng có thể phối hợp với các thực phẩm tan máu đông, có thể tăng thêm hiệu quả.
Các loại đậu
Các nhà khoa học y học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng đậu đen Trung Quốc có chứa một lượng lớn urokinase có thể làm tan cục máu đông. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là bột đậu tương sản sinh ra một lượng lớn vitamin B và kháng sinh. Vì vậy, họ tin rằng người cao tuổi ăn nhiều đậu tương có thể có hiệu quả ngăn ngừa hình thành và làm tan huyết khối.
Còn một cách nhìn khác cho rằng bột đậu nành chứa một lượng lớn các hoocmon có thể làm tan cục máu đông và có hiệu quả ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong não. Nói tóm lại, ăn các loại hạt đậu có hiệu quả trong việc cải thiện lưu thông máu trong não.
Ăn như thế nào: Kết hợp đậu với các loại rau của quả hoặc những loại thực phẩm mà bạn yêu thích, nên ăn ít nhất 50g mỗi ngày.
Những khi chế biến đậu nành đừng cho quá nhiều muối như thế dễ gây nên các bệnh về tim mạch đột quỵ, hoặc cao huyết áp.
Cà chua: Có nhiều chất dinh dưỡng có lợi ích đối với sức khỏe con người. Axit hữu cơ như axit malic và axit xitric trong cà chua cũng giúp tiêu hóa, và điều hòa chức năng dạ dày – ruột.
Cà chua có chứa axit axetic, có thể làm giảm mức cholesterol và giúp tăng lipid máu, giúp cầm máu, giảm huyết áp và cholesterol. Ăn 1-2 quả cà chua mỗi ngày có thể làm tăng sự linh hoạt của mạch máu, giải thể và làm sạch cục máu đông, ngưng chảy máu nướu răng, tăng cường khả năng chống lại ung thư, rất có lợi cho người cao huyết áp và bệnh tim.
Hạt óc chó: Có chứa arginine, giúp giảm xơ cứng động mạch và giữ cho các động mạch đàn hồi. Nó cũng chứa các chất chống oxy hoá và axit alpha-linolenic, góp phần tăng sức khoẻ động mạch.
Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo mọi người ăn quả óc chó 2 hoặc 3 lần một tuần tốt nhất, đặc biệt là những người phụ nữ lớn tuổi và sau mãn kinh, bởi vì quả óc chó giúp bảo vệ tim mạch, có chứa arginine, axit oleic, chất chống oxy hóa. Nhưng đừng lạm dụng nó mỗi ngày, sử dụng 3 ~ 5 lần mỗi tuần có thể gây hại cho cơ thể.
Bông cải xanh: Mỗi ngày ăn một bông cải xanh giúp thanh lọc máu. Bông cải xanh chứa nhiều flavonoid, là chất làm sạch máu rất tốt, có thể làm sạch cholesterol một cách hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa sự tập trung tiểu cầu và giảm tỷ lệ mắc bệnh tim.
Trái óc chó giàu phốt pho, có thể nuôi dưỡng thần kinh trong não, nhưng cũng chứa rất nhiều axit linoleic. Nếu kết hợp với bông cải xanh làm thức ăn có thể làm tăng chức năng làm sạch các mạch máu.
Canh rong biển măng tây giúp hạ huyết áp
Rong biển khô giàu taurine, có thể bảo vệ cơ tim, tăng cường chức năng tim, và ngăn ngừa sự xuất hiện của cao huyết áp và xơ vữa động mạch vành.
Măng tây chứa nhiều axit amin, khoáng chất, saponin, flavonoid và các thành phần khác để làm sạch mạch máu, bệnh nhân có độ lipid máu cao nên thường xuyên ăn.
Canh mộc nhĩ
Tremella polysaccharides trong mộc nhĩ có thể diệt vi khuẩn tự do, thúc đẩy quá trình cơ thể sản xuất kháng thể và interferon để điều trị chứng xơ cứng mạch máu.
Mộc nhĩ đen có chứa polysaccharides, có hiệu quả ngăn ngừa sự hình thành của huyết khối, đồng thời có thể ngăn ngừa cholesterol lắng đọng máu và ngưng tụ, có thể cho mạch máu được “giảm béo”.
Huyết khối là một kẻ giết người ẩn mình, 99% ca tắc động mạch không có bất kì biểu hiện gì. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng phương pháp chống huyết khối trong 10 phút đơn giản và thiết thực này. Bạn có thể làm điều đó trước khi đi ngủ. Hãy chia sẻ nó với người khác.
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
suu tam
PBlan
Canada
Tôi gần đây rất hay bị chuột rút, nhất là lúc trở mình vào ban đêm. Xin cho biết bệnh và thuốc nào có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút? Và tôi phải làm gì để tránh bị chuột rút?
Đáp:
Chân bị vọp bẻ (chuột rút) vào ban đêm, tiếng Anh gọi là “nocturnal leg cramps,” rất thường gặp ở người lớn tuổi và không phải là hiếm gặp ở người trẻ hơn. Tuy gây khó chịu, mất ngủ, nhưng chứng này thường không nguy hiểm.
Thường thì chuột rút chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng ê đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.
Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên “khó chịu,” dễ bị kích thích hơn. Điều này làm cho bắp thịt bị co bóp và đọng chất calcium ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.
Nguyên nhân thường gặp nhất cuả chứng vọp bẻ là… không có nguyên nhân rõ ràng (idiopathic – tự phát). Ngoài ra, các nguyên nhân có thể gặp là:
-Sự thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như calcium, magnesium, sodium, potassium. Điều này có thể xảy ra sau khi thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu (để chữa cao huyết áp hay sưng phù), khi có bầu (có thể do thiếu chất magnesium)…
-Ngồi lâu, tư thế cuả chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân (flat feet).
-Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
-Đôi khi, một số bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt (myopathies), các rối loạn về thần kinh (neuropathies) cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
Việc đầu tiên là phải xem xem ta có bị các yếu tố nào như đã kể trên hay không, để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định bằng cách thử máu. Uống sữa hoặc một hai viên calcium mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống calcium) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi – dễ bị loãng xương. Ở người lớn tuổi, cảm giác khát thường giảm đi, và do đó, có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
Những người ít vận động có thể thử ngừa chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ (stationary bicycle) một ít phút buổi tối trước khi đi ngủ.
Các bài tập đơn giản làm căng (stretch) bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể làm tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một thước, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phiá trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra. Giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lập lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần.
Một số điều khác cũng có thể có ích là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần để ý mang giày vừa vặn và thích hợp. Người Việt Nam chúng ta thường mang săng đan hoặc giày ba ta đế phẳng mềm khi đi bộ, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết, cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân. Chúng ta nên dùng các loại giày đi bộ đế cứng, loại tương đối tốt.
Khi đã bị chuột rút, lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên cũng có thể giúp ích.
Một số phương pháp đơn giản khác đôi khi cũng có thể giúp ích là đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá.
Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Trước đây, thuốc thường được dùng nhất là “ký ninh” (Quinine – ở Việt Nam thường được dùng trị sốt rét) dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên thuốc này nay không còn được dùng trong trường hợp này, vì có thể gây loạn nhịp tim, dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân.
Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có thể sẽ đươc bác sĩ cho dùng thử. Các thuốc này có thể là thuốc làm giãn bắp thịt, vitamin E, diphenhydramine, Verapamil, Chloroquine. Gabapentin… Các thuốc này thường chỉ dùng theo kinh nghiệm, chứ chưa được chứng minh một cách khoa học bằng các nghiên cứu. Có thuốc có hiệu quả ở người này nhưng lại không có hiệu quả ở người khác.
Điều quan trọng là mỗi thuốc đều có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm (tùy theo từng trường hợp riêng biệt) và được dùng ở liều thích hợp cho từng người và từng bệnh khác nhau. Nếu không được theo dõi bởi bác sĩ, không nên tự tiện dùng thuốc dù mua không cần toa bác sĩ hoặc “mượn” thuốc của người quen.
Nếu thử các biện pháp không dùng thuốc mà vẫn chưa thấy bớt, ta nên đến bác sĩ để được thăm khám, thử máu, và được kê toa thích hợp.
Nếu không chỉ là chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà là đau, chuột rút thường xuyên khi đi bộ, đó có thể là triệu chứng của nghẽn các động mạch đến chân. Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách giảm huyết khối
Nếu một ống nước không được làm sạch, các vết bẩn sẽ bám chặt
vào thành ống, gây nên tắc nghẽn và trầm tích. Sau một thời gian dài, ống nước sẽ bị hư hỏng và rò rỉ.
Mạch máu của chúng ta cũng vậy; tất cả các mạch máu trong cơ thể đều được liên kết với nhau, với tổng chiều dài hơn 150.000 km. Với một “đường ống” dẫn máu dài như vậy, đương nhiên, rất dễ bị tắc nghẽn. Khi nó bị tắc, cơ thể có thể “sụp đổ” ngay lập tức. Theo thống kê, tử vong do bệnh huyết khối gây ra chiếm 51% trong tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới, vượt xa khối u, chết vì bệnh truyền nhiễm, và các bệnh khác gây ra bởi hô hấp và khí quản.
Huyết khối tắc ở đâu đều có thể gây ra tử vong
“Thủ phạm” đầu tiên gây tắc nghẽn mạch máu chính là tắc động mạch hay còn gọi là “cục máu đông”, nó giống như nút chai tắc nghẽn các mạch máu trong cơ thể.
Trong điều kiện bình thường, cơ thể sẽ tự phá vỡ những cục máu đông, nhưng do tuổi tác, căng thẳng cuộc sống, ít vận động và các lý do khác, quá trình phá vỡ cục máu đông của cơ thể bị chậm lại. Một khi huyết khối không thể bị phân hủy, nó sẽ tích tụ trên thành mạch máu và có thể di chuyển trong dòng lưu thông máu.
Tắc động mạch bất luận ở đâu, cũng đều có thể ảnh hưởng tính mạng.. Nếu tắc động mạch tại động mạch cổ, có thể dẫn đến nhồi máu não.
Nếu cục máu đông đi tới đường ruột có thể gây chảy máu ruột, ruột thiếu máu hoại tử, không kịp thời cứu chữa sẽ dẫn đến tử vong. Cục máu đông chạy tới thận, có thể dẫn đến tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc.
Phương pháp điều trị trong 10 giây
Chỉ 10 giây nhưng có thể giúp làm sạch mạch máu và ngăn ngừa huyết khối. Thực hành động tác này, thông qua sự chuyển động của khớp mắt cá chân, đóng vai trò như một máy bơm, tăng tuần hoàn máu ở các chi dưới và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối.
Phương pháp cụ thể
Dùng toàn bộ sức kéo gập bàn chân trong 10 giây sau đó lại dùng toàn bộ sức kéo căng , làm đi làm lại, trước khi bị đau thì hạ xuống, không giới hạn số lần, càng nhiều càng tốt.
Mỗi lần kéo gập chân, kéo căng chân cố gắng đạt đến biên độ lớn nhất, động tác phải dùng hết sức có thể từ từ chậm rãi, 2 chân cùng thực hiện đồng thời hiệu quả sẽ càng cao.
Các bài thuốc tự nhiên
Trong hoạt động thường nhật, mọi người cũng có thể phối hợp với các thực phẩm tan máu đông, có thể tăng thêm hiệu quả.
Các loại đậu
Các nhà khoa học y học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng đậu đen Trung Quốc có chứa một lượng lớn urokinase có thể làm tan cục máu đông. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là bột đậu tương sản sinh ra một lượng lớn vitamin B và kháng sinh. Vì vậy, họ tin rằng người cao tuổi ăn nhiều đậu tương có thể có hiệu quả ngăn ngừa hình thành và làm tan huyết khối.
Còn một cách nhìn khác cho rằng bột đậu nành chứa một lượng lớn các hoocmon có thể làm tan cục máu đông và có hiệu quả ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong não. Nói tóm lại, ăn các loại hạt đậu có hiệu quả trong việc cải thiện lưu thông máu trong não.
Ăn như thế nào: Kết hợp đậu với các loại rau của quả hoặc những loại thực phẩm mà bạn yêu thích, nên ăn ít nhất 50g mỗi ngày.
Những khi chế biến đậu nành đừng cho quá nhiều muối như thế dễ gây nên các bệnh về tim mạch đột quỵ, hoặc cao huyết áp.
Cà chua: Có nhiều chất dinh dưỡng có lợi ích đối với sức khỏe con người. Axit hữu cơ như axit malic và axit xitric trong cà chua cũng giúp tiêu hóa, và điều hòa chức năng dạ dày – ruột.
Cà chua có chứa axit axetic, có thể làm giảm mức cholesterol và giúp tăng lipid máu, giúp cầm máu, giảm huyết áp và cholesterol. Ăn 1-2 quả cà chua mỗi ngày có thể làm tăng sự linh hoạt của mạch máu, giải thể và làm sạch cục máu đông, ngưng chảy máu nướu răng, tăng cường khả năng chống lại ung thư, rất có lợi cho người cao huyết áp và bệnh tim.
Hạt óc chó: Có chứa arginine, giúp giảm xơ cứng động mạch và giữ cho các động mạch đàn hồi. Nó cũng chứa các chất chống oxy hoá và axit alpha-linolenic, góp phần tăng sức khoẻ động mạch.
Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo mọi người ăn quả óc chó 2 hoặc 3 lần một tuần tốt nhất, đặc biệt là những người phụ nữ lớn tuổi và sau mãn kinh, bởi vì quả óc chó giúp bảo vệ tim mạch, có chứa arginine, axit oleic, chất chống oxy hóa. Nhưng đừng lạm dụng nó mỗi ngày, sử dụng 3 ~ 5 lần mỗi tuần có thể gây hại cho cơ thể.
Bông cải xanh: Mỗi ngày ăn một bông cải xanh giúp thanh lọc máu. Bông cải xanh chứa nhiều flavonoid, là chất làm sạch máu rất tốt, có thể làm sạch cholesterol một cách hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa sự tập trung tiểu cầu và giảm tỷ lệ mắc bệnh tim.
Trái óc chó giàu phốt pho, có thể nuôi dưỡng thần kinh trong não, nhưng cũng chứa rất nhiều axit linoleic. Nếu kết hợp với bông cải xanh làm thức ăn có thể làm tăng chức năng làm sạch các mạch máu.
Canh rong biển măng tây giúp hạ huyết áp
Rong biển khô giàu taurine, có thể bảo vệ cơ tim, tăng cường chức năng tim, và ngăn ngừa sự xuất hiện của cao huyết áp và xơ vữa động mạch vành.
Măng tây chứa nhiều axit amin, khoáng chất, saponin, flavonoid và các thành phần khác để làm sạch mạch máu, bệnh nhân có độ lipid máu cao nên thường xuyên ăn.
Canh mộc nhĩ
Tremella polysaccharides trong mộc nhĩ có thể diệt vi khuẩn tự do, thúc đẩy quá trình cơ thể sản xuất kháng thể và interferon để điều trị chứng xơ cứng mạch máu.
Mộc nhĩ đen có chứa polysaccharides, có hiệu quả ngăn ngừa sự hình thành của huyết khối, đồng thời có thể ngăn ngừa cholesterol lắng đọng máu và ngưng tụ, có thể cho mạch máu được “giảm béo”.
Huyết khối là một kẻ giết người ẩn mình, 99% ca tắc động mạch không có bất kì biểu hiện gì. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng phương pháp chống huyết khối trong 10 phút đơn giản và thiết thực này. Bạn có thể làm điều đó trước khi đi ngủ. Hãy chia sẻ nó với người khác.
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
suu tam
PBlan
Canada
No comments:
Post a Comment