HAPPY INDEPENCE DAY



Happy INDEPENDENCE DAY - JULY 4TH *** HAPPY BIRTHDAY

Le thi Khanh July 01 Huynh t Bich Lien july 23 ******* Mến chúc Các Bạn vui ngày sinh nhật cùng gia đình ,nhiều sức khoẻ và luôn may mắn NgocDung và nhom peda 67

Saturday, March 13, 2021

Vai Trò Của Magnesium và các thực phẩm chứa nhiều Magnesium.

 


What is Magnesium good for?

Magnesium is a nutrient that the body needs to stay healthy. Magnesium is important for many processes in the body, including regulating muscle and nerve function, blood sugar levels, and blood pressure and making protein, bone, and DNA.

Magnesium cần thiết cho sự chuyển hóa của canxi, photpho, Na, K, vitamin C, vài vitamin nhóm B.

Giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ. 

Dự phần quan trọng trong việc biến đổi đường trong máu thành năng lượng.

Giúp đốt cháy chất béo để biến thành năng lượng. Do đó giúp chống lại sự suy nhược, mệt mỏi và mập phì.

Làm giãn mạch, ngăn ngừa động mạch bị xơ cứng do thừa calcium, ngăn ngừa tăng huyết áp, nên giúp cho hệ tim mạch được khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa tai biến tim mạch.

Magnesium giúp duy trì nhịp đập đều đặn của tim (khi lượng Magnesium thấp sẽ ảnh hưởng tới cơ tim, độ dày nội mạc – bì mạc thành động mạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ).

Ngăn ngừa bệnh sản giật, do đó ngừa sự đẻ non và giảm tử vong sản khoa. Giảm bớt những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (đau bụng…).

Giữ răng và hệ xương khỏe mạnh.

Phòng ngừa sự lắng đọng canxi thành sỏi thận. 

Giảm chứng khó tiêu và táo bón, chuột rút.

Có vai trò như là một chất an thần chống cẳng thẳng thần kinh, chống lão hóa và ngừa ung thư. 

Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định khi lượng Magnesium đầy đủ có thể giảm 10 – 30% nguy cơ đái tháo đường. 

Những trẻ sinh ra bởi các bà mẹ bị đái tháo đường (nên kiểm tra đường huyết vào tuần 24 – 28 thai kỳ) thường có cân nặng lớn hơn bình thường và thường bị hạ đường huyết sau sinh, khi trưởng thành dễ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái đường…

Magnesium có thể có những ảnh hưởng khác đối với sức khỏe. Cung cấp đủ Magnesiumcó thể làm giảm nguy cơ bị loãng xương và đóng một vai trò trong điều hòa huyết áp. 

Mặc dù Magnesium không có tác động trực tiếp trong phòng tránh ung thư, nhưng những thức ăn dồi dào Magnesium cũng cung cấp được những dưỡng chất và hóa chất thực vật có tác dụng bảo vệ chống ung thư..

Nếu cung cấp đủ Magnesium trong thức ăn, thì nguy cơ đe dọa đối với sức khỏe của các bệnh hàng đầu như tim và đột quỵ cũng sẽ giảm nhiều.

Cơ thể con người chứa khoảng 20g Magnesium, trong đó 60% là ở xương và răng, 39% ở cơ bắp và các tổ chức mềm, 1% ở trong máu. Hàng ngày Magnesium luôn bị mất đi theo mồ hôi, nước tiểu. Nhu cầu cần bổ sung Magnesium hàng ngày cho người lớn khoảng 420Magnesium. Ở phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu 400 Magnesium/ngày.

Khi khẩu phần bị thiếu Magnesium lâu ngày sẽ dẫn tới các triệu chứng sau:

Chuột rút, co thắt cơ: Magnesium giúp cơ bắp thư giãn ở mọi nơi trong cơ thể. Chuột rút ở chân rất hay gặp, gây đau chân, có cảm giác kiến bò ở tay chân. Nếu thiếuMagnesium nặng có thể gây co giật.

Tăng huyết áp: Chức năng quan trọng của Magnesium là làm thoải mái và giãn nở các mạch máu. Khi thiếu Magnesium, các mạch máu bị co lại, gây tăng huyết áp. Lượng Magnesium thích hợp giúp cân bằng điện giải. Điện giải không cân bằng có thể gây tăng huyết áp.

Nhịp tim không đều: Trái tim chúng ta cũng là một cơ quan cơ bắp lớn, vì thế hệ tim mạch phụ thuộc nhiều vào Magnesium để vận hành đúng đắn. Nếu trái tim thiếu Magnesium, nó không thể co cơ đúng nhịp và gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. 

Khó ngủ: Magnesium đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thần kinh trung ương. Nếu không có đủ Magnesium có thể bị mất ngủ. Lượng Magnesium trong cơ thể thường giảm vào ban đêm khiến chất lượng và quá trình ngủ bị giảm sút.

Táo bón: Nếu bạn có dấu hiệu táo bón thường xuyên, cũng là một dấu hiệu của thiếu Magnesium. Do ruột co thắt khiến phân khó đi qua. Magnesium giúp ruột thư giãn và giảm táo bón..

Lo lắng bất an: Nếu bạn cảm thấy lo âu, đây là một triệu chứng sớm và phổ biến của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng do thiếu Magnesium. 

Một số dấu hiệu khác: Nhạy cảm thần kinh, dễ bực bội cáu gắt, căng thẳng, có thể mắc trầm cảm, stress, rối loạn vận mạch.

Phụ nữ có thai: Dễ bị chứng tiền sản giật, sản giật, rất nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và thai nhi. Do đó khi mang thai, phụ nữ cần lưu ý không để thiếu Magnesium. Nếu xảy ra các triệu chứng của tiền sản giật như phù chân tay, cao huyết áp, protein nước tiểu, nhức đầu… thì phải đi khám ngay để bác sĩ cho dùng Magnesium sulfat tiêm đồng thời cho ăn uống theo chế độ giàu Magnesium. 

Nếu bạn thường hay uống rượu bia thì nên dùng thêm Magnesium. 

Những người dễ bị thiếu Magnesium

Những người bị đổ nhiều mồ hôi, ỉa chảy, nôn mửa dài ngày, nghiện rượu rất dễ bị thiếu Magnesium.Những người đang dùng thuốc lợi tiểu loại thiazid, thuốc trợ tim, đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy, nôn mửa dài ngày, nghiện rượu, tiêu thụ quá nhiều phot phat qua các loại thức uống có ga và có cồn, tập thể dục nặng hay lao động nặng (làm mất nhiều Magnesiumqua mồ hôi), phụ nữ mang thai và cho con bú, người bệnh đái tháo đường, mắc bệnh thận.


suu tam/MNLam/Cali

No comments: